Người đại diện vốn trong doanh nghiệp nhà nước được thôi việc trong trường hợp nào? Thủ tục giải quyết chế độ thôi việc.
Người đại diện phần vốn nhà nước là người được chủ sở hữu cử làm đại diện một phần hoặc toàn bộ vốn góp của Nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty, công ty để thực hiện toàn bộ hoặc một số quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của cổ đông nhà nước hoặc thành viên góp vốn tại tập đoàn, tổng công ty, công ty theo quy định của pháp luật.
Quy định về việc thôi việc của người đại diện phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước nắm trên 50% vốn được quy định cụ thể tại Nghị định 106/2015/NĐ-CP như sau:
Thứ nhất, các trường hợp người đại diện được thôi việc gồm:
+ Do sắp xếp, tổ chức
+ Theo nguyện vọng và được chủ sở hữu đồng ý
+ Người đại diện có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ mà lý do không được chủ sở hữu chấp thuận thì được chủ sở hữu giải quyết cho thôi việc.
Các trường hợp người đại diện không được giải quyết việc thôi việc:
+ Đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
+ Trường hợp người đại diện là nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; trừ trường hợp thôi việc theo nguyện vọng
+ Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với tập đoàn, tổng công ty, công ty.
Thứ hai, thủ tục thôi việc theo nguyện vọng
Người đại diện theo nguyện vọng thì phải có đơn gửu chủ sở hữu xem xét, quyết đinh. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được đơn, chủ sở hữu phải trả lời bằng văn bản,nếu không đồng ý thì phải nêu rõ các lý do không giải quyết thôi việc đối với người đại diện.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba: chế độ khi người đại diện thôi việc
Người đại diện thôi việc được hưởng trợ cấp như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng ½ tháng lương hiện tại hưởng, gồm :
+ Mức lương theo ngạch, bậc
+ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
+ Phụ cấp thâm niên vượt khung
+ Phụ cấp thâm niên nghề
+ Hệ số chênh lệch bảo lưu lương ( nếu có)
Nếu chưa được chủ sở hữu đồng ý, người đại diện tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc.
Mức trợ cấp thấp nhất bằng 1 tháng lương hiện hưởng
Kinh phí thực hiện chế độ thôi việc đối với người đại diện do tập đoàn, tổng công ty, công ty chi trả.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên không có vốn nhà nước
– Người đại diện vốn góp của nhà nước
– Thủ tục đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài