Các trường hợp tạm hoãn xử lý kỷ luật. Quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật trong các trường hợp này.
Xử lý kỷ
* Về các trường hợp tạm hoãn xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động:
Tại Khoản 4, Điều 123 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định các trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:
– Người lao động bị tạm giam, tạm giữ; chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm.
Trong trường hợp này, người lao động mới chỉ bị tạm giam, tạm giữ để phục vụ quá trình xác minh, điều tra. Sau quá trình xác minh, điều tra này, cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra một trong hai kết luận: người lao động bị oan hoặc hành vi của người lao động là hành vi phạm pháp. Do đó, việc tạm giữ, tạm giam mặc dù có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động nhưng người sử dụng lao động không được phép xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong thời gian họ đang bị tạm giam, tạm giữ.
– Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Việc xử lý kỷ luật lao động ngay đối với người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý, tinh thần của người lao động làm giảm hiệu quả khám chữa bệnh, nghỉ ngơi của họ. Còn trường hợp người lao động nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động hoàn toàn dựa trên cơ sở thỏa thuận của hai bên. Do đó trong những khoảng thời gian này, người sử dụng lao động không được phép xử lý kỷ luật đối với người lao động.
– Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Theo quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của “Bộ luật lao động năm 2019” người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Quy định này được đưa ra nhằm mục đích bảo vệ thai sản đối với lao động nữ, đảm bảo các điều kiện cho sự phát triển ổn định, bình thường cho con nhỏ dưới 12 tháng của người lao động bởi lẽ nếu xử lý kỷ luật ngay với trường hợp này có thể dẫn tới hệ quả người lao động bị mất việc làm, ảnh hưởng tới điều kiện kinh tế, tâm lý của người lao động từ đó ảnh hưởng gián tiếp tới con nhỏ của họ.
* Về thời hiệu xử lý kỷ luật trong các trường hợp nêu trên:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 124 “Bộ luật lao động năm 2019”, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động thông thường là tối đa là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng. Tuy nhiên, căn cứ Khoản 2, Điều 124 Bộ luật lao động năm 2012 thời hiệu xử lý kỷ luật đối với người lao động trong các trường hợp kể trên có sự khác biệt:
– Khi hết thời gian người lao động nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; bị tạm giam, tạm giữ; chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu theo quy định chung thì được khôi phục thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Khi hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay. Nếu thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy không được xử lý kỷ luật lao động khi người lao động vi phạm kỷ luật mà trong các thời gian đặc biệt đã nêu trên. Do đó, để việc xử lý kỷ luật lao động được tiến hành hợp pháp, người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền cần lưu ý những trường hợp này.
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại