Trường hợp miễn trừ đối với hành vi hạn chế cạnh tranh do tập trung kinh tế.Trường hợp miễn trừ theo Luật cạnh tranh 2004.
Trường hợp miễn trừ đối với hành vi hạn chế cạnh tranh do tập trung kinh tế. Trường hợp miễn trừ theo Luật cạnh tranh 2004.
Miễn trừ là thủ tục cho phép hưởng ngoại lệ có thời hạn của những doanh nghiệp thuộc diện bị cấm tập trung kinh tế. Điều 18 Luật cạnh tranh 2004 quy định: cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan. Nếu việc tập trung kinh tế rơi vào trường hợp này thì bị cấm tuy nhiên, pháp luật luôn cân nhắc đến hiệu quả hành vi bằng cách giành ra những tường hợp ngoại lệ để cho hưởng miễn trừ. Các quốc gia sẽ xây dựng các tiêu chí miễn trừ cụ thể cho các hoạt động tập trung kinh tế, các tiêu chí này ở các nước khác nhau. Đối với Việt Nam, theo Điều 19 Luật cạnh tranh 2004, các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 của Luật này có thể được xem xét miễn trừ khi:
Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;
Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
Thẩm quyền quyết định việc hưởng miễn trừ: Các hành vi tập trung bị cấm thường có sự ảnh hưởng, tác động lớn đến nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 19 Luật cạnh tranh 2004 có thể được xem xét miễn trừ. Việc xem xét cho hưởng miễn trừ đối với hành vi tập trung kinh tế bị cấm nhưng một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì thẩm quyền xem xét, quyết định cho hưởng miễn trừ thuộc về Bộ trưởng bộ Công thương. Còn đối với các hành vi tập trung kinh tế bị cấm nhưng thuộc diện có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ- kĩ thuật, công nghệ thẩm quyền miễn trừ được trao cho cho Thủ Tướng Chính Phủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thẩm, kiến nghị Bộ trưởng bộ công thương gửi văn bản xin ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và cơ quan tổ chức khác có liên quan về trường hợp đề nghị hưởng miễn trừ này để trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Đối với trường hợp thứ nhất, điều kiện xem xét cho phép doanh nghiệp được hưởng miễn trừ trong trường hợp này đó là một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản.
Doanh nghiệp đang trong nguy cơ giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính hoặc mất khả năng thanh toán chứ không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dừng hoạt động và không có nghĩa là xã hội không có nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn có hệ thống phân phối và uy tín của sản phẩm và đặc biệt là vẫn có thị phần trên thị trường do sự trung thành của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, một trong các bên của vụ tập trung kinh tế đang trong nguy cơ giải thể, hoặc lâm vào tình trạng phá sản vẫn là đối tượng mà cơ quan cạnh tranh xem xét, cho hưởng miễn trừ để tập trung kinh tế.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là thế nào là nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản? Pháp
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đối với trường hợp miễn trừ thứ hai, để có thể được hưởng cơ chế miễn trừ các bên có liên quan phải chứng minh rằng kết quả của việc tập trung kinh tế các tác dụng đối với xã hội thông qua việc mở rộng xuất khẩu hoặc phát triển kinh tế xã hội hoặc góp phần phát triển tiến bộ xã hội.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, chúng ta phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài. Việc các doanh nghiệp lên kết lại với nhau để tăng cường sức mạnh, phát triển năng lực sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường là vô cùng cần thiết. Vì vậy, quy định này của pháp luật là phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn nền kinh tế nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật cạnh tranh 2004 và Nghị định 116/2005/ NĐ- CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật cạnh tranh lại thiếu đi những tiêu chí cụ thể để áp dụng trên thực tế, thế nào là có tác dụng mở rộng xuất khẩu và cũng rất khó khăn khi giải thích thế nào là góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ kỹ thuật công nghiệp? Vì vậy, cần phải quy định các tiêu chí cụ thể để dễ dàng hơn tỏng việc xác định thế nào là mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trên cơ sở đó cơ quan cạnh tranh sẽ cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, mặt khác các doanh nghiệp tham gia vào việc tập tủng kinh tế cũng dễ dành hơn tỏng việc thuyết phục cơ quan cạnh tranh về khả năng được hưởng miễn trừ.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm cho các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
– Những trường hợp được miễn trừ đối với hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm
– Thủ tục thực hiện các trường hợp hưởng miễn trừ đối với các hành vi hạn chế cạnhtranh bị cấm
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài