Quy định của pháp luật về bảo lãnh người thân ra nước ngoài làm việc? Điều kiện và thủ tục để được bảo lãnh người thân sang Đức?
Trong tình hình phát triển kinh tế và hội nhập nền kinh tế cao như hiện nay thì chúng ta không thể kể đến việc lưu chuyển cá nhân người nước ngoài qua Việt Nam để sinh sống và làm việc hoặc cá nhân là người nước Việt Nam được bảo lãnh để qua các quốc gia khác làm việc. Theo đó, để có thể di chuyển nơi làm việc từ quốc gia này qua quốc gia khác cần rất nhiều các giấy tờ, thủ tục xuất nhập cảnh liên quan theo pháp luật Việt Nam và cả theo quy định của những quốc gia nơi dự định chuyển đến.
1. Quy định của pháp luật về bảo lãnh người thân ra nước ngoài làm việc
Tại Khoản 6 Điều 3 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, có định nghĩa về việc bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:
Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Và người bảo lãnh phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại Điều 54 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006. Cụ thể bao gồm:
Người bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Có điều kiện về đẩy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có điều kiện về khả năng về kinh tế đáp ứng điều kiện trong Hợp đồng bảo lãnh.
Và phạm vi bảo lãnh bảo lãnh đi làm việc được quy định tại Điều 55 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, như sau:
Việc bảo lãnh được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
+ Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo lãnh.
– Người bảo lãnh thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp về trách nhiệm bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của người lao động đối với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp.
– Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và gây thiệt hại cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp mà người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thì người bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bù đắp thiệt hại phát sinh do người lao động gây ra cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp. Sau khi bù đắp thiệt hại, nếu tài sản của người bảo lãnh còn thừa thì phải trả lại cho người bảo lãnh.
Và việc bảo lãnh phải được thực hiện theo hợp đồng quy định tại Điều 57 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, cụ thể như sau:
– Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản.
– Hợp đồng bảo lãnh phải có những nội dung chính sau đây:
+ Phạm vi bảo lãnh;
+ Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia Hợp đồng bảo lãnh;
+ Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
+ Xử lý tài sản của người bảo lãnh.
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp quy định chi tiết nội dung của Hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh.
Như vậy, đối với trường hợp bảo lãnh người thân ra nước ngoài làm việc ngoài những điều kiện nếu trên, thì còn tùy thuộc vào quy định riêng của từng quốc gia mà người bảo lãnh đang làm việc, theo đó để hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật thì người bảo lãnh và được bảo lãnh có thể tìm đọc tại các văn bản pháp luật có liên quan để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này.
2. Điều kiện và thủ tục để được bảo lãnh người thân sang Đức
Trường hợp của bạn, chú bạn muốn đưa bạn, là cháu, sang Đức để làm việc lâu dài phụ thuộc vào pháp luật nước Đức về việc người nước ngoài được phép cư trú tại Đức.
Theo nguyên tắc “tính tối cao” (supremacy) của luật EU, thì Luật EU có hiệu lực cao hơn luật quốc gia trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế – xã hội và thậm chí có hiệu lực cao hơn cả hiến pháp của các nước thành viên. Chính vì thế mà hệ thống pháp luật nước Đức cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật EU nói chung.
Cốt lõi của chính sách kinh tế và xã hội của EU được đúc kết trong ý tưởng về 4 tự do cơ bản gồm: Tự do dịch chuyển hàng hóa, Tự do dịch chuyển người lao động, Tự do dịch chuyển vốn và Tự do cung cấp dịch vụ.
Một nguyên tắc cơ bản được quy định rất cụ thể tại Hiệp định về hoạt động của Liên minh châu Âu (TFEU). Với chính sách này, ngoài đối tượng hưởng lợi chính là những công dân mang quốc tịch là một trong những nước thành viên của EU, ngay cả những ai không mang quốc tịch nước thành viên EU, mà là thành viên gia đình hoặc là người thân của công dân mang quốc tịch thuộc một nước thành viên EU, cũng vẫn được hưởng những lợi ích từ chính sách này như: được phép cư trú với mục đích làm việc; được tìm kiếm việc làm tại một trong các nước thành viên EU; được làm việc ở đó mà không cần giấy phép lao động; tự do di chuyển trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia thành viên EU; ở lại đó ngay cả khi đã hoàn tất thời hạn làm việc tại đó; được đối xử bình đẳng trong việc tiếp cận việc làm, điều kiện làm việc, lợi ích xã hội cũng như những chính sách khác về thuế,…
Theo đó, luật EU có quy định:
Theo đó, bạn và chú bạn cần tìm hiểu các điều kiện, trình tự, thủ tục do pháp luật về cư trú nước Đức quy định để được bảo lãnh sang Đức.
Các điều kiện có thể bao gồm về: thu nhập, tài chính, nhà ở, và cư trú tại Đức… hay để được nhập cảnh vào nước Đức, phải thực hiện các thủ tục xin thị thực vào Đức….
Bạn và chú bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về điều kiện bảo lãnh tại Đại sứ quán Đức tại Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền tại Đức.
Năm 2020,
Trong trường hợp là chú của bạn là công dân EU (có quốc tịch của một trong các nước nằm trong khối Liên minh châu Âu – EU, ví dụ như chú bạn đã nhập quốc tịch Đức), người thân của chú bạn tứ là bạn đang được chú bảo lãnh sáng Đức có thể tự do làm việc và sinh sống tại Đức mà không cần làm bất cứ loại giấy tờ nào.
Nếu chú bạn là công dân ngoài EU (chưa nhập quốc tịch Đức)thì chú bạn phải đáp ứng một vài điều kiện để có thể bảo lãnh người thân sang Đức.
Để bảo lãnh người thân sang Đức khi bạn chưa nhập quốc tịch Đức, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có Giấy phép cư trú (Resident permit) tạm thời hoặc vĩnh viễn. Hoặc thẻ xanh EU – EU blue card
+ Có chỗ ở (mua hoặc thuê) với diện tích đủ rộng cho người thân của bạn cùng sinh sống
+ Có đủ khả năng tài chính để có thể nuôi sống người thân được bạn bảo lãnh sang
+ Điều kiện để bảo lãnh vợ (chồng) sang Đức là vợ/chồng của bạn phải trên 18 tuổi.
Nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện để bảo lãnh người thân sang Đức, bạn cần thực hiện các thủ tục như sau:
Bước 1: Người thân của bạn cần đến Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán tại TP Hồ Chí Minh để xin và viết đơn xin sang Đức “đoàn tụ gia đình”.
Bước 2: Khi người thân đến Đức, bạn đăng ký thông tin của người thân tại Sở Ngoại kiều.
Như vậy, trong trường hợp của bạn nếu bạn được bảo lãnh bởi chú của bạn là người Việt Nam đã nhập quốc tịch Đức, thì bạn hoàn toàn có thể ở lại làm việc tại Đức. Thủ tục để được bảo lãnh qua Đức sẽ tuân theo quy định của luật Đức, do đó bạn có thể liên hệ với đại sứ quán Đức tại Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể hơn.