Có được phép cắt điện nhà dân khi xây dựng trái phép. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ gia đình xây nhà không có giấy phép.
Có được phép cắt điện nhà dân khi xây dựng trái phép. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ gia đình xây nhà không có giấy phép.
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi tiến hành xây nhà từ tháng 11 năm 2015. Đầu tháng 1 năm 2016, cơ quan chức năng có xử phạt gia đình tôi với lý do là xây dựng nhà ở mà không có giấy phép xây dựng nhà ở. Gia đình tôi xây dựng trên đất của ông cha để lại, lại ở nông thôn nên tôi nghĩ không cần xin Giấy phép xây dựng. Ủy ban nhân dân xã cho cơ quan chức năng xuống yêu cầu gia đình tôi ngừng thi công công trình và tiến hành xử phạt gia đình tôi là 6 triệu đồng. Gia đình tôi không chấp hành nên cơ quan chức năng đã tiến hành cắt điện của gia đình. Xin hỏi việc cơ quan chức năng làm thế là đúng hay sai? Nếu tôi không đồng ý với quyết định của cơ quan chức năng thì gia đình tôi phải làm gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Việc cơ quan chức năng làm thế là đúng hay sai?
Điều 89 Luật Xây dựng 2014 có quy định về các đối tượng khi xây dựng cần phải có Giấy phép xây dựng bao gồm:
“Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
Các đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 bao gồm:
“a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.”
Như vậy, có thể thấy trong trường hợp này, gia đình bạn xây dựng nhà ở lại không thuộc đối tượng được miễn Giấy phép xây dựng vì thế việc cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm xây dựng nhà ở không có Giấy phép xây dựng là hoàn toàn đúng.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP thì đối với công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt như sau:
“Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;”
Như vậy, đối với hành vi xây dựng nhà ở không có giấy phép của gia đình bạn sẽ bị xử phạt mức phạt là từ 3 triệu đến 5 triệu đồng vì theo thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn xây dựng nhà ở ở nông thôn. Trong trường hợp này, cơ quan chức năng tiến hành xử phạt gia đình bạn với mức phạt là 6 triệu đồng, cũng như cắt điện của gia đình bạn là không đúng.
Nếu tôi không đồng ý với quyết định của cơ quan chức năng thì gia đình tôi phải làm gì?
Như phân tích ở trên có thể thấy, trong trường hợp này cơ quan chức năng đã đưa ra mức phạt sai quy định. Như vậy, gia đình bạn có thể tiến hành khiếu nại quyết định này của cơ quan chức năng. Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011:
“Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính…”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong trường hợp này bạn sẽ tiến hành khiếu nại trực tiếp hoạc khiếu nại thông qua đơn khiếu nại đến chính cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng không có giấy phép của gia đình bạn. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ (Điều 8 Luật Khiếu nại 2011).
Thời hạn khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày bạn nhận được quyết định xử phạt của cơ quan chức năng.
Trong thời hạn 10 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thụ lý giải quyết vụ việc và thông báo bằng văn bản cho gia đình bạn. Sau thời hạn 30 ngày, cơ quan chức năng sẽ ra quyết định giải quyết khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định này, bạn có thể tiến hành khiếu nại lần hai theo quy định của Luật Khiếu nại 2011.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quy định về xây dựng ban công nhà
– Không có giấy phép xây nhà bị phạt 40% giá trị xây dựng
– Giải quyết việc xây dựng nhà trái phép trên đất đã được cấp sổ đỏ
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại