Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói. Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành hoạt động tư vấn pháp luật bằng lời nói thông qua các hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Dịch vụ
I.CĂN CỨ PHÁP LÝ.
-Luật trợ giúp pháp lý năm 2017.
-Thông tư 12/2018/TT-BTP Thông tư hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm tư vấn pháp luật
Điều 28
Khoản 1 Điều 32 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 cũng nghi nhận: “Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc.”
Như vậy, tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý giúp cho các cá nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tư vấn pháp luật bằng lời nói là việc người tư vấn pháp luật sử dụng ngôn từ trong hoạt động nghề nghiệp để giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý và truyền đạt thông tin đến người được tư vấn nhằm cung cấp ý kiến pháp lý của mình về một vấn đề, một sự việc hay một tình huống pháp luật cụ thể.
Luật sư
2. Đặc điểm tư vấn luật bằng lời nói
Tư vấn pháp luật bằng lời nói được thực hiện trong khuôn khổ hoạt động nghề nghiệp của người tư vấn với người yêu cầu đặc thù. Người tư vấn pháp luật phải là những người được pháp luật quy định về điều kiện chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc, theo Khoản 1 Điều 17 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017:
“Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Trợ giúp viên pháp lý;
b) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
d) Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.”
Lời nói của người tư vấn pháp luật là hoạt động có đối tượng, mục đích cụ thể. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 12/2018/TT-BTP Thông tư hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý quy định rõ: “Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý cần bám sát yêu cầu trợ giúp pháp lý, tuân thủ các nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý và sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của người được trợ giúp pháp lý.”
Lời nói là công cụ, phương tiện thực hiện nhiệm vụ nhà nước của người tư vấn, thông qua hoạt động tư vấn bằng lời nói đưa những quy định của pháp luật đi vào áp dụng thực tiễn trong đời sống. Tư vấn pháp luật bằng lời nói có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
3. Các hình thức tư vấn và yêu cầu
a, Hình thức tư vấn.
Hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói bao gồm:
-Tư vấn trực tiếp tư vấn pháp luật bằng lời nói tại trụ sở văn phòng hoặc theo địa điểm mà khách hàng yêu cầu.
-Tư vấn qua điện thoại, tổng đài tư vấn.
-Tư vấn qua đài phát thanh, truyền hình.
-Tư vấn trực tuyến.
b, Yêu cầu trong tư vấn.
Tư vấn pháp luật bằng lời nói là hoạt động đa dạng, phức tạp đòi hỏi người tư vấn phải lao động trí óc và phải bám sát quy định của pháp luật nên người tư vấn phải đáp ứng những yêu cầu nhất định như:
Yêu cầu về nội dung nói: Đúng pháp luật; đầy đủ nội dung; nói một cách khách quan, không tùy tiện, không suy diễn; nói có căn cứ; có lập luận chặt chẽ và nói có chất lượng.
Yêu cầu về cách nói: Ngôn ngữ chuẩn xác, ngắn gọn, dễ hiểu; trình bày rành mạch, rõ ràng, logic; trình bày có tóm tắt, kết luận để khách hàng nắm được những điều quan trọng nhất; Cách nói phù hợp với từng đối tượng được tư vấn và nói hay, hấp dẫn.
4. Trình tự tư vấn pháp luật bằng lời nói
–Người tư vấn nghe khách hàng trình bày vấn đề: Nghe trình bày tóm tắt của khách hàng, lắng nghe và ghi chép những nội dung chính, có thể đặt những câu hỏi để khách hàng làm rõ thêm, chỉ khi khách hàng trình trung thực và khách quan thì hoạt động tư vấn mới chính xác và đưa ra được giải pháp giúp khách hàng tối ưu nhất.
–Tóm tắt yêu cầu của khách hàng: Hoạt động này nhằm xác định lại người tư vấn đã hiểu đúng vấn đề và yêu cầu của khách hàng.
–Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan: khi khách hàng đã cung cấp đầy đủ các văn bản giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc thì người tư vấn mới hiểu rõ hơn vấn đề và dành thời gian nghiên cứu để đưa ra giải pháp tư vấn tốt nhất.
–Tra cứu tài liệu tham khảo: Vụ việc trong đời sống rất đa dạng và phức tạp, việc tham khảo các tài liệu liên quan nhất là quy định của pháp luật nhằm khẳng định với khách hàng rằng người tư vấn dựa trên quy định của pháp luật chứ không phải theo cảm tính chủ quan của họ.
– Định hướng cho khách hàng: Sau khi đã hoàn thành các bước trên, người tư vấn sẽ đưa ra giải pháp cho khách hàng để trả lời các vấn đề mà khách hàng yêu cầu, đưa ra những ý kiến để khách hàng lựa chọn phương thức bảo vệ quyền của mình một cách tốt nhất.
II.TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, hiện tại tôi đang tìm hiểu về kĩ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói. Luật sư cho tôi hỏi khi tư vấn pháp luật bằng lời nói thì cần có những lưu ý gì không ạ ? Xin cám ơn luật sư .
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi, với vấn đề của bạn
Hiện nay, có nhiều hoạt động tư vấn pháp luật khác nhau. Tư vấn pháp luật bằng lời nói là một trong những hình thức tư vấn pháp luật.
Theo đó, tư vấn pháp luật bằng lời nói được hiểu là người tư vấn trao đổi với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến vấn đề mà khách hàng cần tư vấn. Qua thực tiễn hoạt động tư vấn pháp luật cho thấy hình thức tư vấn bằng miệng là hình thức phổ biến. Với các vụ có tính chất đơn giản, các khách hàng thường gặp gỡ luật sư để tìm hiểu bản chất pháp lý của vụ việc trên cơ sở đó giúp cho họ tìm giải pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách nhanh chóng có hiệu quả. Tuy vậy, hoạt động tư vấn pháp luật là một hoạt động đa dạng, phức tạp đòi hỏi một quá trình lao động trí óc. Vì vậy khi tư vấn trực tiếp bằng lời nói cho khách hàng, quá trình tư vấn có một số đặc điểm lưu ý sau đây:
Thứ nhất, Luật sư cần phải lắng nghe khách hàng trình bày và ghi chép đầy đủ nội dung chính, ý chính, trên cơ sở đó đặt câu hỏi để làm rõ hơn nữa, khách hàng thường trình bày theo ý chí chủ quan và bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là không cần thiết. Vì vậy, người tư vấn cần gợi ý những vấn đề để khách hàng trình bày đúng bản chất của sự việc.
Thứ hai, người tư vấn yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến vấn đề cần tư vấn. Những giấy tờ tài liệu này phản ánh trực tiếp đến diễn biến của quá trình tranh chấp hoặc bản chất vụ việc mà khách hàng yêu cầu tư vấn. Khi khách hàng đã cung cấp đầy đủ những giấy tờ mà luật sư yêu cầu, thì luật sư cần phải tìm hiểu , nghiên cứu những tài liệu đó. Nếu vấn đề đơn giản, có thể giải quyết được ngay thì luật sư cần phải đưa ra được cái nhìn chung, sự đánh giá tổng thể về vấn đề mà khách hàng đang quan tâm, tránh kéo dài thời gian của khách hàng. Nếu vấn đề phức tạp, chưa thể giải quyết được ngay, chưa thể đưa ra câu trả lời thì cần hẹn khách hàng vào một ngày khác để trả lời sau khi đã nghiên cứu kỹ hơn.
Thứ ba, trong quá trình nghiên cứu những giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc đang giải quyết, thì luật sư cần lưu ý đến những quy định của pháp luật làm cơ sở pháp lý cho những lập luận, phương án tư vấn của mình. Việc tra cứu tài liệu tham khảo, tìm ra những quy định của pháp luật làm cơ sở là rất quan trọng, việc đó khẳng định với khách hang mình tư vấn có cơ sở pháp lý, chứ không phải theo cảm tính chủ quan. Việc đó giúp tạo tâm lý an tâm cho khách hàng để giải quyết vụ việc hơn.
Thứ tư, người tư vấn phải đưa ra được những giải pháp cho vấn đề mà khách hàng đang quan tâm. Phân tích, đánh giá những giải pháp đó để giúp cho khách hàng có thể lựa chọn được phương án giải quyết phù hợp nhất.