Luật sư tư vấn? Xác định tỷ lệ thương tích tiếng Anh là gì? Về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại? Về quy định Xử phạt vi phạm hành chính?
Hành vi đánh người gây ra thương tích là hành vi pháp luật nghiêm cấm. Trong trường hợp bạn bị đánh, gây ra các thương tích trên cơ thể, bạn cần thực hiện xác định tỷ lệ thương tích. Đây là chứng cứ giúp bảo vệ các quyền lợi của bạn, cũng như nhận bồi thường thiệt hại từ người gây thương tích theo quy định pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Luật sư
Tóm tắt câu hỏi:
Hôm trước tôi bị một thanh niên đấm gẫy một chiếc răng số 11 và lung lay răng 12. Từ hôm đó tôi cứ thấy đau đầu. Vậy tỷ lệ thương tật của tôi là bao nhiêu %. Và nếu được bồi thường thì theo pháp luật là bao nhiêu. Mong luật sư tư vấn cho tôi. Tôi xin cảm ơn.
Mục lục bài viết
1. Luật sư tư vấn:
Dựa vào thông tin bạn cung cấp thì về nguyên tắc để xác định tỉ lệ thương tật thì phải căn cứ vào kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền để xác định chính xác tỉ lệ thương tật là bao nhiêu. Khi đó mới phản ánh chính xác các tổn thất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.
Thứ nhất, về tỉ lệ thương tật. Về nguyên tắc để xác định tỉ lệ thương tật thì phải căn cứ vào kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền để xác định chính xác tỉ lệ thương tật là bao nhiêu. Qua đó có căn cứ, số liệu chính xác để xem xét giải quyết. Bởi trên thực tế, các thương tật có thể không nhận thấy dễ dàng bằng mắt thường như trường hợp bạn bị gãy hay lung lay răng.
Tuy nhiên, với trường hợp của bạn không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền thì có thể tham khảo Bảng tổn thương cơ thể do thương tích ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH để xác định:
BẢNG 1
BẢNG TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO THƯƠNG TÍCH
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
11. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Răng – Hàm – Mặt
2. Răng (tính cho răng vĩnh viễn) | Tỷ lệ (%) |
2.1. Mất một răng |
|
2.1.1. Mất răng cửa, răng nanh (số 1,2,3) | 1,5 |
2.1.2. Mất răng hàm nhỏ (số 4,5) | 1,25 |
2.1.3. Mất răng hàm lớn số 7 | 1,5 |
2.1.4. Mất răng hàm lớn số 6 | 2,0 |
2.2. Mất từ 2 đến 8 răng ở cả hai hàm thì tính tỷ lệ theo Mục 2.1 Ghi chú: Nếu không lắp được răng giả tỷ lệ nhân đôi. Nếu đã lắp răng giả tỷ lệ tính bằng 50% mất răng |
|
2.3. Mất từ 8 đến 19 răng ở cả hai hàm | 15 – 18 |
2.4. Mất toàn bộ một hàm hoặc mất từ 20 răng trở lên ở cả hai hàm | 21 – 25 |
2.5. Mất toàn bộ răng hai hàm | 31 |
Kết luận:
Bạn bị đánh gãy chiếc răng số 11 và bị lung lay chiếc răng số 12. Hai chiếc răng này không làm ảnh hưởng cũng như gây ra thương tật. Cho nên nếu không bị ảnh hưởng sức khỏe ở yếu tố khác, thì bạn không bị tổn thương cơ thể.
Tính chất đánh giá tổn thương cơ thể được xác định trên ảnh hưởng, tổn thất sức khỏe. Từ đó khiến sức khỏe bạn suy giảm, khó thực hiện các hoạt động sinh hoạt, làm việc,…
Tỷ lệ % được xác định trong trường hợp bạn bị đánh gẫy răng ở từng trường hợp cụ thể. Căn cứ vào bảng trên có thể thấy, việc gẫy một chiếc răng số 11 và lung lay răng 12 của bạn được xác định là không có tỉ lệ thương tật. Nói cách khác, người đánh bạn cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nghĩa vụ bồi thường phải được thực hiện, bởi đánh người là xâm phạm các quyền công dân được pháp luật bản vệ.
2. Xác định tỷ lệ thương tích tiếng Anh là gì?
Xác định tỷ lệ thương tích tiếng Anh là Determination of injury rate.
3. Về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại:
3.1. Quy định pháp luật:
Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, mặc dù không có tỉ lệ thương tật thì người đánh bạn vẫn phải có nghĩa vụ phải bồi thường những khoản sau:
+ Khoản tiền mua thuốc.
+ Khoản tiền thay răng giả.
+ Khoản tiền bù đắp thiệt hại về tinh thần.
Các khoản tiền này được sử dụng trong mục đích sử dụng của răng theo nhu cầu bình thường. Nguyên nhân dẫn đến bạn bị gãy răng đến từ hành vi đánh, dùng vũ lực trực tiếp của người kia. Do đó họ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bạn.
Nội dung bồi thường được xác định Theo điều 584 và điều 585 Bộ Luật dân sự năm 2015:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.[…]”
Các hành vi được thực hiện, cụ thể là đánh người đang xâm phạm đến sức khỏe, có thể là danh dự, uy tín của bạn. Cho nên các căn cứ được xác định đảm bảo trong trách nhiệm bồi thường. Các hành vi này đang xâm phạm quyền của chủ thể khác, đây là các quyền được pháp luật bảo vệ.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại (Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015):
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Phải xác định thiệt hại và mức độ thiệt hại trên thực tế. Tiến hành bồi thường kịp thời để khắc phục, ngăn chặn mức độ thiệt hại nghiêm trọng.
Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tức là đảm bảo trong nhu cầu, khả năng tiếp cận và thỏa thuận của các bên. Miễn là hai bên có thể thống nhất với nhau để thiệt hại được khắc phục hiệu quả.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Yếu tố lỗi có ý nghĩa rất quan trọng trong xác định mức độ, giá trị khoản bồi thường trên thực tế.
– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Tức là bên thiệt hại phải là bên bị xâm phạm quyền, ảnh hưởng lợi ích trên thực tế.
– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
3.2. Phân tích các quy định pháp luật:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nếu hành vi vi phạm của bên gây thiệt hại có đủ các yếu tố sau thì bên gây thiệt hại có nghĩa vụ phải bồi thường cho bạn:
– Thực hiện hành vi trái pháp luật. Bên thiệt hại thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm thực hiện. Bởi các hành vi đó xâm phạm đến các quyền lợi được pháp luật bảo vệ.
– Có thiệt hại thực tế xảy ra, đó là làm gẫy một chiếc răng của bạn.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Chính hành vi trái pháp luật (đánh bạn) là nguyên nhân dẫn đến bạn bị gẫy răng.
– Có lỗi (cố ý hoặc vô ý).
Những khoản mà bên gây thiệt hại phải bồi thường gồm:
Trong trường hợp này, do hậu quả không nghiêm trọng, nên người gây thiệt hại phải tiến hành bồi thường Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
Tùy thuộc vào mức độ của thiệt hại được xác định mà khoản bồi thường cũng căn cứ thực tế. Giúp đảm bảo các bồi thường phải bù đắp, khắc phục được tốt nhất các thiệt hại. Giúp người bị thiệt hại có thể an tâm chăm sóc sức khỏe, cải thiện sức khỏe, tham gia các hoạt động làm việc, hoạt động cộng đồng.
Ngòai ra còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận. Để đảm bảo cân đối được giữa lợi ích, trách nhiệm thực tế của các bên. Nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Như vậy trong trường hợp này, bạn sẽ nhận được các cho phí bồi thường liên quan đến tiền thuốc, tiềm khám và làm răng.
4. Về quy định Xử phạt vi phạm hành chính:
Ngoài bồi thường thiệt hại, người thực hiện hành vi có thể phải chấp hành các biện pháp xử phạt hành chính. Nếu hành vi họ thực hiện vi phạm quy định về trật tự công cộng. Nội dung và nghĩa vụ tiền được xác định theo khoản 1, khoản 5 Điều 7 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó:
“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;[…]
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;”
Các mức xử phạt vi phạm hành chính có thể căn cứ trong trường hợp cụ thể cho từng lỗi vi phạm. Trong trường hợp này, chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với người đã đánh bạn.