Kinh doanh hải sản có phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm? Thủ tục xin cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Kinh doanh hải sản đang là một trong những ngành nghề kinh doanh được rất nhiều người hướng tới. Bởi không chỉ đem lại nguồn thu nhập, kinh tế vô cùng lợi nhuận mà đây còn là một trong những các thức hướng tới sự phát triển của các ngành nghề kinh doanh của nước ta hiện nay. Quy định pháp luật cũng có những quy định cụ thể với ngành nghề này. Vậy, những quy định đó là gì và được quy định như thế nào. Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những kiến thức pháp lý về vấn đề này.
1.Cơ sở pháp lý
2.Giải quyết vấn đề
Mục lục bài viết
Thứ nhất, quy định về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu là một loại giấy phép mà cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống. Việc cấp giấp phép vệ sinh toàn thực phẩm được coi là sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về y tế đối với các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh. Bởi lẽ các cơ sở sản xuất hay kinh doanh có loại hình kinh doanh là những thực phẩm thì phải đáp ứng được các yêu cầu ví dụ như: sản phẩm kinh doanh đó có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chủ cơ sở kinh doanh phải chứng minh được sản phẩm mình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
Thứ hai, các ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 155 năm 2018 quy định về những trường hợp không bắt buộc phải có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
“1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực”
Từ điều khoản này ta có thể thấy được, những ngành nghề kinh doanh không nằm trong diện được miễn giấy vệ sinh an toàn thực phẩm thì tất cả đều phải xin cấp phép và đảm bảo được các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Thứ ba, quy định về kinh doanh các mặt hàng tươi sống
Theo quy định tại Điều 24 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống
“1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật này;
b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống.”
Như vậy, ta có thể thấy đối với những loại mặt hàng có tính đặc thù riêng biệt như loại hàng tươi sồng pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đã có những quy định rất chi tiết và rõ ràng trong những trường hợp này. Cơ bản ta có thể thấy như việc đảm bảo tính vệ sinh, sạch sẽ tại nơi kinh doanh.
Thứ tư, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm
Theo Điều 6 Khoản 2 Nghị định 155 năm 2018 quy định: Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận được đóng thành 01 quyển, gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư này).
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
+ Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
+ Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
+ Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
+ Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
+ Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
+ Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).
II. Tư vấn trường hợp cụ thể
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư của Luật Dương gia. Tôi có một vấn đề xin luật sư Luật Dương gia tư vấn cho tôi như sau.Tôi dự định mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ chuyên về mặt hàng hải sản. Vậy có cần phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nếu có thì cần những hồ sơ gì để được cấp giấy chứng nhận ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật Dương gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Cơ sở pháp lý
2.Giải quyết vấn đề
Kinh doanh hải sản có phải xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm không?
Theo Điều 9 Nghị định 15 năm 2018 quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ y tế
“Điều 9: Các cơ sở thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai và bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế bao gồm:
1. Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ.
2. Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
3. Cơ sở bán hàng rong.
4. Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.
5. Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.”
Theo đó, Điều 2Nghị định 155 năm 2018 NĐ-CPcó giải thích:
1. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể.
2. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở kinh doanh thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy đăng ký kinh doanh thực phẩm.
Theo quy định tại Điều 24 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống
“1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật này;
b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống.”
Vì mặt hàng bạn định kinh doanh là mặt hàng hải sản tươi sống nên phải có yêu cầu bảo quẩn thực phẩm sản phẩm đặc biệt. Do đó, cơ sở kinh doanh thực phẩm của bạn bắt buộc phải xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm.
>>> Luật sư
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm:
Theo Điều 3 Nghị định 15 năm 2018 NĐ-CP quy định: Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận được đóng thành 01 quyển, gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư này).
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
+ Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
+ Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
+ Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
+ Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
+ Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
+ Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).
Như vậy, đối chiếu quy định trên, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ cho đầy đủ để đảm bảo điều kiện kinh doanh theo nhu cầu của bạn.