Nước ta là một nước giáp biển và có đường bờ biển trải dài từ bắc vào nam, diện tích đất bãi bồi ven sông, ven biển cũng chiếm một phần diện tích không nhỏ trong diện tích đất của nước ta. Vậy đất bãi bồi ven sông là gì? Thu hồi có được đền bù không?
Mục lục bài viết
1. Đất bãi bồi ven sông, ven biển là gì?
Hiện nay, không pháp luật nào có một khái niệm chính xác về đất bãi bồi ven sông ven biển. Nhưng dựa trên những đặc điểm mà có thể hiểu đất bãi bồi là đất hoang hóa, đất mới do phù sa bồi đắp lên. Đất bãi bồi đã được luật hóa và đưa vào
Trong bộ luật mới, các cơ quan quản lí, lập pháp đã xếp đất bãi bồi vào nhóm đất nông nghiệp. Loại đất này có tính chất, địa thế phù hợp với việc trồng trọt, cạnh tác nông nghiệp. Sử dụng đất vào các mục đích khác như xây nhà, khu công nghiệp là không phù hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp có nhu cầu, người dân có thể tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng dưới sự hỗ trợ của các cơ quan quản lí. Cụ thể quy định tại điều 141
– Đất bãi bồi ven sông;
– Đất cù lao trên sông;
– Đất bãi bồi ven biển;
– Đất cù lao trên biển.
Bên cạnh đó thì đất bãi bồi được sử dụng, khai thác và quản lí theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể được thể hiện ở những đặc điểm của đất bãi bồi ven sông, ven biển như sau:
Thứ nhất, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì diện tích đất thuộc địa phận xã, phường, thị trấn nào thì do Ủy ban nhân dân địa phương đó quản lí và phân chia cho người dân sử dụng, khai thác và sản xuất nông, lâm nghiệp theo kế hoạch.
Thứ hai, đối với loại đất bãi bồi ven sông, ven biển là loại hình đất này thường xuyên thay đổi về địa thế. Đó là do sự bồi tụ hoặc sạt lở của hai bên bãi sông do lực của dòng nước chảy. Do đó, chính quyền địa phương cần có chính sách bảo vệ, sử dụng một cách hợp lí.
Thứ ba, diện tích đất bãi bồi ven sông, ven biển có sẵn do nhà nước cho thuê, thu tiền hàng năm. Đối tượng thuê là các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh thế mong muốn sử dụng đất vào việc sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng, làm muối. Tuy nhiên, những phần đất chưa sử dụng, địa phương sẽ tiến hành bàn giao cho các cá nhân, tổ chức thiếu đất. Mọi người được quyền khai thác, sử dụng đất trong thời hạn quy định của địa phương.
Những chủ thể được phép quản lí đất bãi bồi ven sông, ven biển dưới quy định của pháp luật đất đai phụ thuộc vào phần đất bãi bồi ven sông, ven biến thuộc địa phận xã, phường, thị trấn nào thì do ủy ban nhân dân cấp xã đó quản lí. Tuy nhiên, với loại hình đất bãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên được bồi tụ hoặc thường bị sạt lở do ủy ban nhân dân cấp huyện quản lí và bảo vệ.
Pháp luật quy định về chủ thể quản lý thì cũng quy định về những chủ thể được phép sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, phi nông nghiệp. Khi hết thời hạn giao đất nếu có nhu cầụ sử dụng đất, phù hợp với qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và không vi phạm pháp luật đất đai thì Nhà nước xem xét cho thuê đất.
2. Thu hồi có được đền bù không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi có khai hoang 1 mảnh đất khoảng 2 sào bắc bộ từ năm 1982 đến nay không có tranh chấp, mảnh đất này nằm ven sông nên mỗi năm trồng cây ngắn ngày vào mùa khô, còn mùa mưa thì không trồng được, mấy năn gần đây bố tôi chuyển sang trồng cây lâu năm. Hiện tại Ủy ban nhân dân xã có giấy thông báo cho bố tôi chặt cây và trả lại đất cho tập thể, luật sư cho tôi hỏi cách giải quyết, đến ngày 27/12/2015 phải thu hồi xong. Chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 141 Luật đất đai 2013:
“1. Đất bãi bồi ven sông, ven biển bao gồm đất bãi bồi ven sông, đất cù lao trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất cù lao trên biển.
2. Đất bãi bồi ven sông, ven biển thuộc địa phận xã, phường, thị trấn nào thì do Ủy ban nhân dân cấp xã đó quản lý.
Đất bãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên được bồi tụ hoặc thường bị sạt lở do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý và bảo vệ…”.
Ngoài ra, Điều 4 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định về việc giao, cho thuê đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển:
“3. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho thuê đất, thu hồi đất có mặt nước ven biển theo quy định tại Điều 59 của Luật Đất đai. Trường hợp dự án đầu tư sử dụng mặt nước biển trong khu vực biển từ 03 hải lý trở ra tính từ đường mép nước biển thấp nhất tính trung bình nhiều năm thì thẩm quyền cho thuê mặt biển thực hiện theo quy định của pháp luật về biển”.
Theo đó, việc quản lý và ra quyết định cho thuê đất, thu hồi đất có mặt nước ven biển (bãi bồi ven sông, ven biển) thuộc địa phận xã, phường, thị trấn nào là do Ủy ban nhân dân cấp xã đó thực hiện.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT:
“Đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển đã sử dụng vào mục đích nông nghiệp trước ngày 01 tháng 7 năm 2014
4. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển do tự khai hoang mà chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cho thuê đất”.
Như vậy, mảnh đất ven sông mà gia đình bạn tự do khai hoang và trồng cây từ năm 1982 đến nay thuộc trường hợp chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nên việc Ủy ban nhân dân xã thông báo về việc thu hồi đất và yêu cầu bố bạn chặt cây trả lại đất cho tập thể là đúng theo quy định pháp luật. Trong trường hợp này, nếu bố bạn vẫn muốn tiếp tục trồng cây trên đó thì phải làm đơn yêu cầu và thực hiện thủ tục tại Ủy ban nhân dân xã để được xem xét cho thuê đất.
3. Phương thức và thời hạn sử dụng đất:
Căn cứ Khoản 3 Điều 141 Luật Đất đai 2013 và Khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thì phương thức sử đụng đất bãi bồi ven sông, ven biển được pháp luật quy định là: Giao đất và Cho thuê quyền sử dụng đất.
Đối tượng được cho thuê quyền sử dụng đất theo như quy định của pháp luật này thì loại đất này được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, phi nông nghiệp. (Khoản 3 Điều 141 Luật Đất đai 2013).
– Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất bãi bồi ven sông, ven biển trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành để sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì được tiếp tục sử dụng trong thời hạn giao đất còn lại.
– Khi hết thời hạn giao đất, nếu có nhu cầu sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và không vi phạm pháp luật về đất đai thì Nhà nước xem xét cho thuê đất. (khoản 4 Điều 141 Luật Đất đai 2013)
– Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất bãi bồi ven sông, ven biển trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành để sử dụng vào mục đích nông nghiệp thi được tiếp tục sử dụng trong thời hạn giao đất còn lại. Khi hết thời hạn giao đất nếu có nhu cầu sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai nếu được Nhà nước cho thuê đất theo quy định tại Điều 141 Luật Đất đai năm 2013 thì phải nộp tiền thuê đất theo quy định tại
Thời hạn sử dụng đối với đất bãi bồi ven sông, ven biển cũng được pháp luật Đất đai quy định về thời hạn sử dụng như các loại đất khác như đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp,…. thì theo quy định tai Điều 5 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thì Thời hạn cho thuê loại đất trên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của người thuê đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin thuê đất nhưng phải đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch ngành có liên quan (nếu có) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng không quá 50 năm. – Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn cho thuê đất không quá 70 năm. Ngoài ra, pháp luật cũng tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hoạt động và sử dụng đất này tiếp tục sử dụng khi hết thời hạn bằng cách khi hết thời hạn thuê đất, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn thuê đất như đã nói ở trên.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật đất đai 2013;
–
– Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của nghị định 43/2014/NĐ-CP và