Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá. Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá. Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Căn cứ pháp lý:
– Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
– Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
– Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế về Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
– Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ tài chính Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Thông tư số
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Tổ chức, cá nhân, viết phiếu tiếp nhận hồ sơ gửi lại cho cơ sở ngay sau khi nhận hồ sơ;
Bước 3: Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy cho Tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Chi cục sẽ thông báo lý do không cấp cho Tổ chức, cá nhân. Trong vòng 02 tháng kể từ ngày nhận được văn bản thông báo lý do không cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, nếu cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ hủy hồ sơ công bố của Tổ chức, cá nhân;
Bước 4: Cơ sở nộp lệ phí cấp Giấy tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định và nhận kết quả theo phiếu tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Trung tâm Hành chính công tỉnh
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Trung tâm Hành chính công tỉnh
Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ pháp lý chung, gồm:
– Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 (nếu có).
Hồ sơ công bố hợp quy gồm:
– Bản công bố hợp quy (theo mẫu số 02, kèm theo);
– Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (theo mẫu số 03a, kèm theo);
– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng);
– Kế hoạch kiểm soát chất lượng (theo mẫu số 04, kèm theo);
– Kế hoạch giám sát định kỳ (bản xác nhận của bên thứ nhất);
– Báo cáo đánh giá hợp quy (bản xác nhận của bên thứ nhất);
– Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 (nếu có)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Số lượng hồ sơ (bộ)
– Hồ sơ pháp lý chung: 01 bộ;
– Hồ sơ công bố hợp quy: 02 bộ.
(hồ sơ được đóng thành quyển)
Thời hạn giải quyết:
Không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC
Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế tỉnh
Kết quả thực hiện TTHC
Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy
Tên mẫu đơn tờ khai
-Bản công bố hợp quy;
-Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
-Kế hoạch kiểm soát chất lượng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thủ tục công bố hàng hoá hợp quy hợp chuẩn
– Thủ tục cấp lại giấy tiếp nhận công bố hợp quy
– Thủ tục công bố hàng hoá hợp quy hợp chuẩn
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại