Luật kiểm toán nhà nước 2015 có những điểm mới gì so với Luật kiểm toán nhà nước 2005 về phạm vi, đối tượng kiểm toán, Báo cáo kiểm toán...
Luật kiểm toán nhà nước 2015 có những điểm mới gì so với Luật kiểm toán nhà nước 2005 về phạm vi, đối tượng kiểm toán, Báo cáo kiểm toán…
Luật kiểm toán nhà nước 2015 (KTNN) có nhiều điểm mới so với Luật kiểm toán nhà nước 2005, gồm 9 chương, 73 điều, so với Luật kiểm toán nhà nước 2005 tăng một chương; bổ sung 11 điều, bỏ 14 điều, hầu hết các điều khoản khác đều được sửa đổi, cụ thể:
1. Về phạm vi kiểm toán
Theo quy định tại Điều 1 Luật kiểm toán nhà nước 2015 về phạm vi điều chỉnh:
“Luật này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên nhà nước; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động kiểm toán nhà nước”
So với Luật kiểm toán nhà nước 2005, phạm vi điều chỉnh của Luật kiểm toán nhà nước 2015 bổ sung thêm việc điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Về đối tượng kiểm toán
Đối tượng kiểm toán của Luật kiểm toán nhà nước 2015 bao gồm:
Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán. (Điều 4 Luật kiểm toán nhà nước 2015).
Có thể thấy, do phạm vi kiểm toán mở rộng theo quy định của Hiến pháp nên bên cạnh những đơn vị được kiểm toán như quy định của Luật hiện hành, Luật kiểm toán nhà nước 2015 bổ sung đơn vị được kiểm toán là cơ quan quản lý sử dụng nợ công. Đồng thời quy định rõ nội dung tài chính công, tài sản công thuộc phạm vi kiểm toán của kiểm toán nhà nước…
Bên cạnh những đơn vị được kiểm toán tại Điều 63 Luật kiểm toán nhà nước 2005, Luật kiểm toán nhà nước 2015 thay thế đơn vị là “Đơn vị sự nghiệp được NSNN bảo đảm một phần hoặc toàn bộ kinh phí” bằng “Đơn vị sự nghiệp công lập”. Theo đó, tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập không phân biệt có bảo đảm kinh phí hoạt động hay không đều là đơn vị được kiểm toán.
Luật kiểm toán nhà nước 2015 cũng thay thế “Doanh nghiệp nhà nước” bằng “Doanh nghiệp có quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp”.
Luật bổ sung đối tượng “Cơ quan quản lý, sử dụng nợ công” cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ kiểm toán nợ công, phù hợp thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, bảo đảm phát huy vai trò của KTNN trong việc kiểm toán để xem xét mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ.
3. Về giá trị pháp lý của Báo cáo kiểm toán
Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán được quy định tại Điều 7 Luật kiểm toán nhà nước 2015:
"1. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
2. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là căn cứ để:
a) Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định và giám sát việc thực hiện: mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước…”
So với Luật kiểm toán nhà nước 2005, Luật kiểm toán nhà nước 2015 quy định rõ ràng hơn về giá trị pháp lý của Báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán của KTNN là văn bản do KTNN lập và công bố để đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán, việc quy định giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán có ý nghĩa quan trọng đối với đơn vị được kiểm toán cũng như các cơ quan, tổ chức sử dụng trong hoạt động của mình.
4. Về Tổng Kiểm toán nhà nước
Điều 12 Luật kiểm toán nhà nước 2015 quy định như sau:
"1. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tục."
Theo đó, nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước theo quy định trên là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội ngắn hơn so với quy định tại Luật KTNN 2005 (07 năm)
Ngoài ra tại Điều 17 Luật kiểm toán nhà nước 2015 có quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng. Trong đó, Kiểm toán trưởng là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước chuyên ngành hoặc Kiểm toán nhà nước khu vực; Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm toán trưởng và Phó Kiểm toán trưởng trong Luật kiểm toán nhà nước 2005. Đồng thời, Luật kiểm toán nhà nước 2015 nêu rõ: Phó Kiểm toán trưởng giúp việc Kiểm toán trưởng, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Kiểm toán trưởng và chịu trách nhiệm trước Kiểm toán trưởng về nhiệm vụ được phân công; Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng phải là Kiểm toán viên chính trở lên; Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng do Tổng Kiểm toán nhà nước quy định.
5. Về Kiểm toán viên nhà nước
Các tiêu chuẩn của kiểm toán viên nhà nước vẫn được Luật kiểm toán nhà nước 2015 giữ nguyên so với Luật kiểm toán nhà nước 2005. Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 20 Luật kiểm toán nhà nước 2015 quy định chỉ còn ba ngạch kiểm toán viên nhà nước, bao gồm:
“a) Kiểm toán viên;
b) Kiểm toán viên chính;
c) Kiểm toán viên cao cấp”.
Đồng thời, Luật KTNN nhấn mạnh nội dung: Tổng Kiểm toán nhà nước
Bên cạnh đó, Luật kiểm toán nhà nước 2015 còn bổ sung tiêu chuẩn cụ thể của các ngạch Kiểm toán viên nhà nước. Theo đó, tại các Điều 23, 24, 25 đã quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm vào các ngạch Kiểm toán viên, Kiểm toán viên chính và Kiểm toán viên cao cấp.
6. Về thời hạn kiểm toán
Điều 34 Luật kiểm toán nhà nước 2015 thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày. Trường hợp phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng KTNN quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày. Đối với cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc, Tổng KTNN quyết định cụ thể về thời hạn kiểm toán…
Có thể thấy, mục đích của quy định này là để bảo đảm kết quả kiểm toán phục vụ kịp thời cho hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nhằm tạo điểu kiện cho tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận để giám sát hoạt động của KTNN và việc chấp hành pháp luật, chấp hành kiến nghị của KTNN của các đơn vị được kiểm toán, Điều 50 Luật kiểm toán nhà nước 2015 quy định:
“1. Báo cáo kiểm toán sau khi phát hành được công bố công khai, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức công khai báo cáo kiểm toán theo một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Họp báo;
b) Công bố trên Công báo và phương tiện thông tin đại chúng;
c) Đăng tải trên trang thông tin điện tử và các ấn phẩm của Kiểm toán nhà nước;
d) Niêm yết tại trụ sở của đơn vị được kiểm toán”.
8. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đối với hoạt động của Kiểm toán nhà nước
Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của KTNN; đồng thời góp phần sử dụng hiệu quả hơn kết quả kiểm toán của KTNN… Luật kiểm toán nhà nước 2015 bổ sung quy định chi tiết trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đối với hoạt động của KTNN tại Điều 63, 64, 65, 66, 67, 68: Quốc hội với KTNN; Chính phủ với KTNN; trách nhiệm các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân; trách nhiệm của Hội đồng nhân dân; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân; trách nhiệm cơ quan tổ chức trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán; quy định về thẩm quyền giám sát của Quốc hội, trách nhiệm báo cáo, giải trình, trả lời chất vấn của Tổng Kiểm toán nhà nước trước Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
– Các hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm toán nhà nước
– Kiểm toán Nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Dịch vụ tư vấn pháp luật qua Email