Minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng chống tham nhũng. Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng.
Tham nhũng luôn là một nguy cơ, thách thức lớn đối với mọi quốc gia. Ở nước ta, tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, gây bức xúc trong xã hội; tiếp tục là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Công tác PCTN đã đạt được những kết quả tích cực nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là cần tiếp tục ngăn chặn, từng bước đẩy lùi nạn tham nhũng.
Thứ nhất: Quy định về các chủ thể có nghĩa vụ bị kê khai vẫn chưa đảm bảo tính bình đẳng , thu hẹp phạm vi đồi tượng
Cụ thể, không phải tất cả cán bộ, công chức, viên chức đều kê khai mà chỉ là một số người có chức vụ từ phó trưởng phòng trở lên nên đã thu hẹp phạm vi đối tượng phải kê khai; chưa bảo đảm sự bình đẳng giữa các cán bộ, công chức, viên chức trong khi đó như chúng ta đã biết đồi với những hành vi tham nhũng có hệ thống từ trên xuống dưới , những cán bộ công chức dù ko giữ chức vụ nhưng họ cũng là những mắt xích quan trọng. Vậy tại sao ko qui định họ phải kê khai, điều này thực sự rất cần thiết.
Mặt khác , “Việc không quy định cán bộ, công chức về hưu phải kê khai tài sản là một lỗ hổng lớn. Cần quy định trước khi nghỉ hưu, phải “chốt” lại tài sản hiện có của cán bộ, công chức. Sau đó, nếu thấy tài sản phát sinh của họ có dấu hiệu bất minh thì có thể kiểm tra, xác minh; đồng thời có chế tài kèm theo như thu hồi nếu tài sản phát sinh từ nguồn gốc tham nhũng, tiêu cực.”
Thứ hai quy định về xác minh tài sản
“1. Việc xác minh tài sản chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản.”
Quy định này có 2 điểm cần phải bàn luận:
Vấn đề về thời điểm xác minh
Điều luật qui định chỉ được xác minh khi có quyết định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền vô tình làm cho điều luật kém tính linh hoạt, không phù hợp với một số trường hợp mang tính khấn cấp, điều này tạo cơ hội cho những người có hành vi tham nhũng kịp thời có những hành vi tẩu tán tài sản
Vấn đề về chủ thể:
Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định lại là cơ quan , tổ chức có thẩm quyền quản lí, điểu này không đảm bảo tính khách quan, chẳng khác gì “ Huề cả làng” bởi nếu chính những người quản lí đó họ có hành vi tham nhũng thì dù người có nghĩa vụ kê khai tài sản thì bản thân những người quản lí họ cũng sẽ bưng bít, bao che cho hành vi của mình,vì thế tính hiệu quả không cao.
Mặt khác, trong nhiều trường hợp chúng ta có thể thấy cơ quan quản lí không đủ vật lực , điều kiện để xác minh , nên qui định này nó là phi thực tế , không mang lại hiệu quả, vì thế Thay vào đó ở đây chúng ta nên mở rộng quyền này hơn, cụ thể qui định công khai minh bạch tài sản ở chính nơi ở của cán bộ, công chức để người dân có thể giám sát , từ đó phát hiện ra được những dấu hiệu, hành vi tham nhũng từ đó tố giác lên cơ quan có thẩm quyền để họ có thể ra quyết định xác minh tài sản.
Thứ ba quy định về trình tự thủ tục kê khai tài sản
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Việc kê khai tài sản phải được thực hiện hàng năm, và người có nghĩa vụ kê khai phải ghi rõ những thay đổi về tài sản so với những lần cơ khai trước đó. Ở đây chúng ta thấy qui định này nó mang nặng tính hình thức mà chưa thực sự có cơ chế nào để kiểm tra được liệu sự thay đổi về số lượng tài sản hàng năm như thế nào , người có nghĩa vụ kê khai đã thực sự trung thực. vì thế ở đây, Việc đầu tiên muốn kiểm soát hiệu quả đó là ngay sau khi người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập đã kê khai chi tiết, cơ quan xác minh phải “chốt” ngay được khối tài sản đối tượng kê khai lần đầu. Sau đó hằng năm kê khai bổ sung, trên cơ sở đã “chốt” lần đầu rồi thì lần sau mới có cơ sở để biết được khối tài sản tăng lên, hay giảm đi. Nếu khối tài sản đó tăng lên bất thường hoặc là người ta không kê khai, nhưng nghe dư luận có ý kiến thì phải tiến hành kiểm tra ngay bằng cách đối chiếu với khối tài sản “chốt” ban đầu, xem tài sản tăng đó đã được kê khai chưa, và có đúng với kê khai ban đầu. Từ lâu nay, chúng ta cứ kê khai lần đầu, nhưng không ai “chốt” cả, cho nên lần sau kê khai tăng lên hay giảm đi thì nếu có sơ xuất gì thì cũng không làm gì được vì họ sẽ bảo quên.
Việc giám sát, kiểm soát các nội dung trong bảng kê khai của người có nghĩa vụ kê khai vẫn còn bỏ ngỏ. Các cơ quan nhà nước chưa đưa ra được một cơ chế để giám sát, kiểm soát được việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; chưa có một đơn vị, tổ chức, hay cá nhân nào có thể trực tiếp xem xét từng nội dung của bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai để xác định các nội dung kê khai là đúng hay là sai, việc xem xét này mới chỉ dừng lại ở việc quy định “Người có nghĩa vụ kê khai tự giải trình và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, kịp thời của những thông tin về nguồn gốc tài sản tăng thêm”. Như vậy, công tác giám sát, kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập chưa thực sự đem lại hiệu quả rõ rệt.
Đành rằng, bản thân người kê khai phải trung thực, nhưng bên cạnh đó phải có hoạt động kiểm soát, đặc biệt có rất nhiều trường hợp bị tố giác có tài sản nọ, tài sản kia nhưng không ai làm cả. Vậy thì làm sao kiểm soát được. Đáng lẽ ra khi thấy có dấu hiệu không bình thường về khối tài sản thì phải tiến hành kiểm tra ngay để xác định.
Thứ tư công khai kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản
Quy định này chỉ mang tính chất đối phó mang nặng tính hình thức. Đây là qui định về công khai kết luận mà lại không qui định một hình thức, và cách thức nhất định nào cả, ai chẳng biết anh phải công khai kết quả kết luận ở những nơi mà pháp luật qui định nhưng mà anh công khai như thế nào và bằng cách nào là không có qui định cụ thể, vì thế thực chất hoạt động công khai này nó không thực sự mang lại hiệu quả
Mặt khác Hình thức công khai bản kê khai bằng cách chỉ niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc công bố tại cuộc họp đã hạn chế việc người dân tiếp cận, thực thi quyền giám sát. Hơn nữa, chỉ có người trong cùng cơ quan, tổ chức theo dõi nhau thì rất dễ xảy ra tình trạng bao che, nể nang, không bảo đảm tính khách quan, trung thực. Luật cũng chưa quy định rõ ràng, cụ thể về việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan khi để xảy ra gian dối
Hiện nay luật pháp nước ta mới chỉ quy định nếu kê khai không trung thực thì bị xử lý từ khiển trách, cảnh cáo đến hạ bậc lương, chưa có quy định xử lý thế nào đối với số tài sản kê khai không trung thực, cũng chưa có quy định nào về kiểm tra nguồn gốc tài sản. Vì vậy, cần có quy định xử lý tài sản kê khai không trung thực theo hướng Công ước quốc tế đã quy định để phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế mà Việt Nam đã cam kết thực hiện