Quyền tố tụng của đương sự sẽ bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước các hành vi xâm phạm của các chủ thể khác.
Quyền tố tụng của đương sự sẽ bảo đảm cho đương sự có phương tiện để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước các hành vi xâm phạm của các chủ thể khác bằng việc tham gia tố tụng tại
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì:
“Điều 4. Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để đương sự có thể sử dụng để đòi hỏi công lý, là cơ sở để người tiến hành tố tụng ý thức được bổn phận phải tôn trọng và bảo đảm các quyền căn bản này. Ngoài ra, các ghi nhận của pháp luật tố tụng dân sự về các quyền cơ bản này còn thể hiện được bản chất của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân trong lĩnh vực tư pháp dân sự.
Tùy theo từng giai đoạn tố tụng, pháp luật trang bị cho các đương sự những quyền tố tụng khác nhau để đương sự tự do lựa chọn và quyết định có sử dụng hay không để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các quyền năng này được trao cho đương sự có ý nghĩa trong việc chống lại sự lạm quyền, thiên vị hay sai sót của hệ thống Tòa án hoặc tạo điều kiện cho các bên đương sự có cơ hội như nhau trong việc chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình, có phương tiện để chống lại sự thiếu trung thực, gian lận hay thiếu thiện chí của bên đối phương.
>>> Luật sư
Các quyền tố tụng được pháp luật ghi nhận cho đương sự còn có ý nghĩa bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được thống nhất, khách quan, nhanh chóng và đúng đắn. Các quyền tố tụng này không chỉ có giá trị đối với đương sự mà nó còn là cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của những người tiến hành tố tụng, giúp cho Tòa án có thể bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Quy định về các quyền tố tụng còn góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân nói chung và các chủ thể khi tham gia quan hệ tố tụng dân sự nói riêng. Qua đó, người dân có thể nhận thức được các quyền tố tụng của mình và tôn trọng quyền tố tụng của các chủ thể khác đồng thời có ý thức hơn về việc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thông qua các hoạt động tố tụng dân sự tại Tòa án. Người dân nhận thức được quyền yêu cầu bảo vệ các quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm là quyền quan trọng để chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của họ, họ có quyền khởi kiện để Tòa án có thẩm quyền giải quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Khi có yêu cầu, Tòa án xem xét và đưa ra xét xử bằng một bản án, quyết định chính xác, khách quan thì người dân sẽ tin tưởng vào pháp luật và họ coi pháp luật là công cụ hữu hiệu để họ đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật. Cũng từ đó mà pháp luật được tôn trọng, pháp chế xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố và tăng cường.