Điều kiện về người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang trong thủ tục rút gọn được quy định như thế nào trong bộ luật tố tụng hình sự ?
Điều kiện về người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang trong thủ tục rút gọn được quy định như thế nào trong Bộ luật tố tụng hình sự?
Hiện nay Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (TTHS) chưa đưa ra một khái niệm chính thức về thủ tục rút gọn. Căn cứ vào điều kiện áp dụng và các đặc điểm đặc trưng có thể đưa ra khái niệm về thủ tục rút gọn như sau: Thủ tục rút gọn là thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với những vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng, sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng, người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang và có căn cước lai lịch rõ ràng.
Như vậy để có thể áp dụng thủ tục rút gọn thì phải căn cứ vào những điều kiện quy định tại Điều 319 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003. Về điều kiện người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang được quy định tại khoản 1 điều này.
Người phạm tội bi bắt quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Khoản 1, Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định : Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt cũng như người đang bị truy nã thì bất kì người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và gửi ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền. Như vậy, điều luật quy định ba trường hợp phạm tội quả tang, đó là :
Thứ nhất, người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện: ở trường hợp này được hiểu là người đnag thực hiện những hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm của một tội phạm cụ thể theo Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (Bộ luật hình sự) nhưng chứ chưa hoàn thành tội phạm đã bị phát hiện. Đang thực hiện tội phạm được hiểu là đang thực hiện những hành vi làm cơ sở tiền đề trước hành vi phạm tội, những hành vi này không phải là hành vi chuẩn bị phạm tội mà đây là những hành vi rất gần, không thể tách rời ra được với hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm nên được coi là hành vi thực hiện tội phạm.; hoặc đã thực hiện hành vi khách quan của tội phạm nhưng chưa thực hiện được hết các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, hoặc mới thực hiện được một số trong số những hành vi quy định trong cấu thành tội phạm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, người thực hiện hành vi phạm tội ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. Trường hợp này các hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm đã được thực hiện hết, các dấu hiệu pháp lý của tội phạm đã thỏa mãn đầy đủ, tội phạm cũng vừa được hoàn thành nhưng người thực hiện hành vi chưa kịp xóa dấu vết của tội phạm hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội thì bị phát hiện và bắt giữ. Trong trường hợp có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm phát hiện ngay thì mặc dù không có vật chứng để lại cũng là phạm tội quả tang.
Thứ ba, người thực hiện hành vi phạm tội đang bị đuổi bắt: Trường hợp này người đang thực hiện phạm tội hoăc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt. Trường hợp này khác với bắt trong trường hợp khẩn cấp là việc thực hện tội phạm, chạy trốn và bị đuổi bắt có sự liên tục, không bị gián đoạn về thời gian và về diễn biến sự việc. Địa điểm bắt không phải là hiện trường vụ án.
Đặc điểm của vụ án mà người phạm tội bị bắt quả tang là hành vi phạm tội đã cụ thể, rõ ràng, chứng cứ, tang vật của vụ án được thu giữ đầy đủ nên người phạm tội buộc phải nhận tội ngay, tội phạm nhanh chóng được xác định.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 84 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 việc bắt quả tang phải được lập thành văn bản. Sauk hi bị bắt hoặc nhận người phạm tội quả tang cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24h phải đưa ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
Điều kiện “người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang” là điều kiện đầu tiên rất quan trọng để xác định vụ án có được đưa ra xét xử hay không theo thủ tục TTHS rút gọn hay không. Điều này có ý nghĩa quan trọng để quyết định vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn vì đặc điểm của phạm tội quả tang sẽ đảm bảo cho thời gian tố tụng sau này được nhanh chóng, mặt khác yếu tố này có ý nghĩa để xác định cho điều kiện tiếp theo “ sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng”.