Quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Tiêu chuẩn tuyển chọn là gì?
Quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Tiêu chuẩn tuyển chọn là gì?
Doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các Hồ sơ tài liệu, thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, về việc đầu tư, tình hình tài chính, những nội dung khác (nếu có) cho Người đại diện khi được yêu cầu.
1.Định nghĩa.
Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 21/2014/BTC về ban hành quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thì, Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp được hiểu như sau:
Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (gọi tắt là Người đại diện) là cá nhân được Chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước.
Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp bao gồm:
+Người đại diện là người làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp.
+ Người đại diện là cán bộ, công chức thuộc cơ quan hành chính nhà nước (Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh) được cử hoặc chỉ định làm Người đại diện kiêm nhiệm tại doanh nghiệp.
2.Tiêu chuẩn và điều kiện của người đại diện.
Theo Điều 3 Thông tư 21/2014/BTC thì người đại diện theo ủy quyền có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
+ Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
+Có đủ năng lực hành vi dân sự.
+Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ đảm đương nhiệm vụ.
+Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành luật pháp.
+Có trình độ chuyên môn bậc đại học trở lên, có khả năng, kinh nghiệm thực tế từ ba (03) năm trở lên về quản lý tài chính doanh nghiệp, về kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của vị trí được ủy quyền làm Người đại diện. Trường hợp doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài thì Người đại diện phải có đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài.
+Không là vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý, điều hành doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước và của người có thẩm quyền quyết định việc ủy quyền làm Người đại diện.
+ Người đại diện tham gia vào Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/Giám đốc doanh nghiệp phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện tương ứng với chức danh đó theo quy định của
+Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
+Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Chế độ hoạt động của Người đại diện
Điều 5 Thông tư 21/2014/BTC quy định về chế độ hoạt động của Người đại diện, theo đó nêu rõ:
a) Người đại diện làm việc theo chế độ:
+Chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp (Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc/Ban Giám đốc).
+Kiêm nhiệm trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
b. Thời hạn ủy quyền cho Người đại diện:
+Thời hạn ủy quyền cho Người đại diện do Chủ sở hữu phần vốn nhà nước quyết định theo nhiệm kỳ Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
+ Trường hợp có sự thay đổi Người đại diện trong nhiệm kỳ Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị thì thời hạn ủy quyền Người đại diện là thời gian còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị đó.
+Người đại diện đã được Chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền thì không được giao, ủy quyền lại cho người khác đại diện thay mình biểu quyết, quyết định các nội dung đã được chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền, cho ý kiến.