Xử phạt hành chính đối với hành vi in và buôn bán sách lậu? Chế tài xử lý các vi phạm trong việc buôn bán, sử dụng sách lậu như thế nào?
Xử phạt hành chính đối với hành vi in và buôn bán sách lậu? Chế tài xử lý các vi phạm trong việc buôn bán, sử dụng sách lậu như thế nào?
Trên thực tế, in lậu và buôn bán sách lậu ở Việt Nam đã tồn tại nhức nhối nhiều năm qua vẫn chưa dẹp bỏ được, thậm chí có dấu hiệu ngày càng tinh vi, phát triển ở quy mô lớn. Sách giả, sách lậu vẫn đang được bày bán tràn lan ở các vỉa hè, ở trong các hiệu sách ở nhiều địa bàn, nhất là các thành phố lớn. Chế tài xử lý các vi phạm trong việc buôn bán, sử dụng sách lậu còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm.
Theo Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản:
Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động in
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) In xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản;
b) In tài liệu không kinh doanh không có giấy phép xuất bản;
c) In gia công xuất bản phẩm, sản phẩm không phải là xuất bản phẩm cho nước ngoài không có giấy phép in gia công.
Điều 27. Vi phạm quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 300 bản trở lên;
b) Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản;
c) Thành lập văn phòng đại diện của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có giấy phép;
d) Trưng bày hoặc bán trong triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm xuất bản trái phép, xuất bản phẩm nhập khẩu trái phép, xuất bản phẩm không được phép lưu hành, xuất bản phẩm có quyết định thu hồi, tịch thu hoặc xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản;
đ) Không kiểm tra, thẩm định nội dung xuất bản phẩm trước khi trưng bày, giới thiệu, phát hành tại triển lãm, hội chợ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định trên thì :
Về xử phạt hành vi in lậu: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi in xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản (tức là in lậu).
Về xử phạt hành vi buôn bán sách lậu: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép… từ 300 bản trở lên.
Nhận thấy rằng các hành vi buôn bán sách lậu lợi nhuận có thể tới tiền tỷ, mà mức phạt nhẹ như vậy hoàn toàn không đủ sức răn đe. Rất cần thiết phải điều chỉnh theo hướng tăng nặng. Cho dù nghị định vừa mới ban hành, nhưng nếu thấy không phù hợp thì vẫn phải sửa. Khung hình phạt phải đủ sức răn đe mới có thể hạn chế được nạn in lậu. Cần có biện pháp quản lý mạnh mẽ hơn để các cơ sở phát hành tự giác tuân thủ quy định như thu hồi giấy phép kinh doanh, không cho phép tiếp tục kinh doanh mặt hàng đã vi phạm. Cần phải xây dựng các chế tài xử phạt đủ mạnh để quản lý thị trường này bằng các công cụ tài chính, chứ không thể trông chờ vào ý thức, đạo đức kinh doanh của nhà in hiện hành.