Công văn 143/TANDTC-KHXX về việc một số vấn đề liên quan đến việc khởi kiện vụ án dân sự của cơ quan BHXH.
Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của pháp luật liên quan đến việc khởi kiện vụ án dân sự của cơ quan Bảo hiểm Xã hội,
1. Về việc khởi kiện vụ án dân sự của cơ quan Bảo hiểm Xã hội
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22-8-2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thì “Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế) theo quy định của pháp luật”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Về việc cung cấp chứng cứ của cơ quan Bảo hiểm Xã hội khi khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước
Theo quy định tại Điều 85, Điều 165 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 5 Phần I
Về việc nộp tiền tạm ứng án phí, án phí theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án thì cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí. Do vậy, cơ quan Bảo hiểm Xã hội khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước theo lĩnh vực mình phụ trách không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí.
Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân các cấp nhận được Công văn này cần tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện./.