Khái quát chung về quyền sở hữu tài sản? Các trường hợp và căn cứ chấm dứt quyền sở hữu tài sản?
Đối với một loại tài sản nào đó thì quyền chiếm hữu là một trong những quyền cơ bản của chủ sở hữu đối với việc định đoạt, sử dụng và chiếm hữu tài sản đó. Theo đó chủ sở hữu có quyền đối với tài sản của mình nhưng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Khi chủ sở hữu chấm dứt quyền sở hữu tài sản thì căn cứ dựa trên quy định nào? Các trường hợp và căn cứ chấm dứt quyền sở hữu tài sản cụ thể ra sao? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu về tài sản
Theo quy định tại điều 221
Ngoài ra có thể được xác lập quyền sở hữu qua bản án, quyết định có hiệu lực của các cơ quan có thẩm quyền trong các vụ tranh tài sản liên quan đến nhiều chủ thể có quyền sở hữu và trong quá trình vận động, phát triển thì những chủ thể đó sẽ có những sự thay đổi.
Bên cạnh đó căn cứ xác lập quyền sở hữu về tài sản còn được dựa trên quy định về thừa kế theo di sản của người mất thì người được thừa kế di sản này là chủ sở hữu đối với di sản đó. Những trường hợp về quyền sở hữu của người thừa kế được quy định rõ hơn tại phần Thừa kế Bộ luật Dân sự.
Cuối cùng đó là căn cứ dựa trên chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
2. Các trường hợp và căn cứ chấm dứt quyền sở hữu tài sản
Quyền sở hữu tài sản là một quyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội cũng như là pháp luật dân sự, nó là một trong những quyền cơ bản của chủ sở hữu. Các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu tài sản được quy định tại Điều 171
“Quyền sở hữu chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;
2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;
3. Tài sản bị tiêu huỷ;
4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;
5. Tài sản bị trưng mua;
6. Tài sản bị tịch thu;
7. Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định; tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này;
8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.”
Những trường hợp này được quy định cụ thể từ Điều 248 đến Điều 254 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định, với các nội dung chủ yếu sau:
– Chuyển quyền sở hữu cho người khác: đây là hình thức chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác và thu được lợi ích thông qua các
– Từ bỏ quyền sở hữu: chủ sở hữu có thể công bố công khai hoặc bằng hành vi của mình để thể hiện ý chí là mình đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản này. Có rất nhiều hình thức để từ bỏ quyền sở hữu và khi thực hiện các hành vi này, quyền sở hữu đối với tài sản sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, nếu tài sản thuộc trường hợp mà việc từ bỏ nó có thể gây nguy hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì phải tuân theo quy định của pháp luật.
– Tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu: trong một số trường hợp khi chủ sở hữu không quản lý tốt tài sản của mình, ví dụ như tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị thất lạc….và quyền sở hữu đã được xác lập hợp pháp cho các chủ thể khác theo quy định của pháp luật thì sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản đó.
– Tài sản bị tiêu hủy: tài sản có thể bị tiêu hủy bằng cách đốt cháy, đập nát….Với việc tiều hủy này, tài sản sẽ không còn và quyền sở hữu đối với tài sản cũng đương nhiên bị chấm dứt.
– Tài sản bị trưng mua: trong một số trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định trưng mua tài sản. Khi quyết định này có hiệu lực thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu sẽ chấm dứt.
– Tài sản bị tịch thu: khi một người nào đó phạm tội, vi phạm hành chính thì một phần hoặc toàn bộ tài sản của họ có thể bị tịch thu sung quỹ nhà nước. Quyết định tịch thu này có hiệu lực sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản.
– Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu: đối với một người phải chịu trách nhiệm tài sản thì tài sản của họ có thể bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ đó theo bản án, quyết định của
Riêng trường hợp ở khoản 7 điều trên việc xác lập quyền sở hữu được quy định tại Điều 241 đối với vật bị đánh rơi, bỏ quên; Điều 242,243 đối với gia súc, gia cầm bị thất lạc; Điều 244 Bộ Luật dân sự 2015 đối với vật nuôi dưới nước.
Kết luận: Quy định về việc chấm dứt quyền sở hữu tài sản của Bộ Luật Dân sự như trên là tương đối đầy đủ và phù hợp với thực tế. Theo đó, một người khi sở hữu một tài sản nào đó, có thể giữ tài sản ở bên mình hoặc là chuyển cho người khác, một số trường hợp lại bị cưỡng chế chấm dứt quyền sở hữu do vi phạm quy định của pháp luật hoặc do không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết…
3. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản chung đã được chia
Căn cư theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự có thể thấy sở hữu chung bao gồm sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần, trong sở hữu chung hợp nhất thì có sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia. Theo đó trong các trường hợp chấm dứt sở hữu chung này chỉ xảy ra đối với các hình thức sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung theo phần, điển hình cho hình thức sở hữu này là sở hữu chung hỗn hợp.
Hay có thể là trong các trường hợp mà tài sản chung không còn khi bị tiêu hủy, bán,…khi đó quyền của các chủ sở hữu với tài sản cũng chấm dứt theo quy định của pháp luật.
Ví dụ như quyền sở hữu chung trong nhà chung cư của các chủ thể như anh A, anh B, anh C thì quyền sở hữu chung của họ ở đây có thể là các cơ sở vật chất chung như là thang máy, hành lang, sân thượng,…là các tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư, khi chung cư bị tiêu hủy thì quyền sở hữu chung của các chủ sở hữu đối với tài sản chung trong nhà chung cư cũng chấm dứt.
Như vậy trong trường hợp này thì cùng với sở hữu riêng và sở hữu toàn dân, sở hữu chung là một hình thức của quyền sở hữu. Sở hữu chung được xác lập trên cơ sở các chủ sở hữu cùng liên kết, góp vốn với nhau tạo nên một khối tài sản chung, khối tài sản sản đó thuộc sở hữu chung của các chủ thể. Đến một thời điểm nhất định, sở hữu chung chấm dứt trong các trường hợp theo pháp luật quy định
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Các trường hợp và căn cứ chấm dứt quyền sở hữu tài sản và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.