Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT là một văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chế độ phụ cấp khu vực đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tóm tắt nội dung Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005:
- 2 2. Thuộc tính văn bản Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005:
- 3 3. Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 có còn hiệu lực không?
- 4 4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005:
- 5 5. Toàn văn nội dung Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005:
1. Tóm tắt nội dung Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005:
Mục đích của Thông tư:
- Đảm bảo công bằng xã hội: Bù đắp những khó khăn và thiếu thốn mà cán bộ, công chức, viên chức phải đối mặt khi công tác tại các địa bàn khó khăn.
- Tạo động lực làm việc: Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tình nguyện đến công tác tại các địa bàn khó khăn.
- Nâng cao hiệu quả công tác: Hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tại các địa bàn đặc biệt.
Nội dung chính của Thông tư:
- Đối tượng áp dụng: Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, được xác định cụ thể trong Thông tư.
- Mức phụ cấp: Quy định rõ ràng mức phụ cấp khu vực cho từng đối tượng, căn cứ vào vị trí công tác, thời gian công tác và điều kiện địa bàn.
- Điều kiện hưởng: Xác định các điều kiện để được hưởng phụ cấp khu vực, bao gồm cả thời gian công tác tại địa bàn khó khăn và các yêu cầu khác.
- Thủ tục thực hiện: Quy định các thủ tục liên quan đến việc đề xuất, quyết định và thanh toán phụ cấp khu vực.
Ý nghĩa của Thông tư:
- Tạo sự đồng thuận: Thông tư góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội về việc hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các địa bàn khó khăn.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống: Phụ cấp khu vực giúp cải thiện điều kiện sống và làm việc của cán bộ, công chức, viên chức tại các địa bàn khó khăn.
- Đảm bảo sự ổn định của đội ngũ: Giúp giữ chân cán bộ, công chức, viên chức có trình độ làm việc tại các địa bàn khó khăn.
Những điểm mới so với các văn bản trước:
- Cập nhật: Thông tư đã cập nhật và bổ sung các quy định phù hợp với tình hình thực tế.
- Chi tiết hóa: Các quy định được trình bày chi tiết, dễ hiểu, giúp cho các đơn vị thực hiện dễ dàng nắm bắt và áp dụng.
- Mở rộng đối tượng: Thông tư mở rộng đối tượng áp dụng so với các văn bản trước đây.
Tổng kết: Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT là một văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chế độ phụ cấp khu vực đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Thuộc tính văn bản Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005:
Số hiệu: | 11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc |
Ngày ban hành: | 05/01/2005 |
Ngày công báo: | 10/01/2005 |
Người ký: | Đỗ Quang Trung, Khúc Văn Thành, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Hằng |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày hiệu lực: | 25/01/2005 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 có còn hiệu lực không?
Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT được ban hành ngày 05/01/2005, có hiệu lực từ ngày 25/01/2005. Hiện văn bản vẫn đang có hiệu lực thi hành.
4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005:
Quyết định 25/2007/QĐ-BLĐTBXH công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành đến hết ngày 31/12/2006 nay đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Quyết định 517/QĐ-UBDT năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Dân tộc ban hành và liên tịch ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
5. Toàn văn nội dung Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005:
BỘ NỘI VỤ-BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH-ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
SỐ 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT | Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2005 |
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ NỘI VỤ – BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI – BỘ TÀI CHÍNH VÀ UỶ BAN DÂN TỘC SỐ 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT NGÀY 5 THÁNG 1 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP KHU VỰC
Thi hành
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
2. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.
3. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
4. Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
5. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
6. Những người làm việc trong các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển và bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty nhà nước), gồm:
a) Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát.
b) Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng).
c) Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
7. Những người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng thay lương.
8. Thương binh (kể cả thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh), bệnh binh hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
II. NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH VÀ CÁCH TÍNH TRẢ PHỤ CẤP KHU VỰC
1. Nguyên tắc xác định phụ cấp khu vực:
a) Các yếu tố xác định phụ cấp khu vực:
Yếu tố địa lý tự nhiên như: khí hậu xấu, thể hiện ở mức độ khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, áp suất không khí, tốc độ gió,… cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
Xa xôi, hẻo lánh (mật độ dân cư thưa thớt, xa các trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, xa đất liền…), đường xá, cầu cống, trường học, cơ sở y tế, dịch vụ thương mại thấp kém, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của con người:
Ngoài ra, khi xác định phụ cấp khu vực có thể xem xét bổ sung các yếu tố đặc biệt khó khăn, biên giớ, hải đảo, sình lầy.
b) Phụ cấp khu vực được quy định chủ yếu theo địa giới hành chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã). Các cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước đóng trên địa bàn xã nào thì hưởng theo mức phụ cấp khu vực của xã đó. Một số trường hợp đặc biệt đóng xa dân hoặc giáp ranh với nhiều xã được xem xét để quy định mức phụ cấp khu vực riêng.
c) Khi các yếu tố dùng xác định phụ cấp khu vực hoặc địa bàn xã thay đổi (chia, nhập, thành lập mới…), phụ cấp khu vực được xác định hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp.
2. Mức phụ cấp khu vực:
a) Phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung; mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.
Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp khu vực | = | Hệ số phụ cấp khu vực
| x | Mức lương tối thiểu chung |
Ví dụ 1. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000đồng/tháng, thì các mức tiền phụ cấp khu vực thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Mức | Hệ số | Mức tiền phụ cấp khu vực thực hiện 01/10/2004 |
1 | 0,1 | 29.000 đồng |
2 | 0,2 | 58.000 đồng |
3 | 0,3 | 87.000 đồng |
4 | 0,4 | 116.000 đồng |
5 | 0,5 | 145.000 đồng |
6 | 0,7 | 203.000 đồng |
7 | 1,0 | 290.000 đồng |
Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân, mức tiền phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì theo công thức sau:
Mức tiền phụ cấp khu vực | = | Hệ số phụ cấp khu vực
| x | Mức lương tối thiểu chung | x 0,4 |
Ví dụ 2. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000đồng/tháng, thì các mức tiền phụ cấp khu vực của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Mức | Hệ số phụ cấp khu vực | Mức tiền phụ cấp khu vực thực hiện 01/10/2004 |
1 | 0,1 | 11.600 đồng |
2 | 0,2 | 23.200 đồng |
3 | 0,3 | 34.800 đồng |
4 | 0,4 | 46.400 đồng |
5 | 0,5 | 58.000 đồng |
6 | 0,7 | 81.200 đồng |
7 | 1,0 | 116.000 đồng |
b) Căn cứ vào các yếu tố xác định các mức phụ cấp khu vực quy định tại Thông tư này và mức phụ cấp khu vực hiện hưởng của các xã và các đơn vị trong cả nước, liên Bộ ban hành danh mục các địa bàn xã và một số đơn vị được hưởng phụ cấp khu vực tại phụ lục kèm theo Thông tư này.
3. Cách tính trả phụ cấp khu vực
a) Phụ cấp khu vực được xác định, tính trả theo nơi làm việc đối với những người đang làm việc; được xác định, tính toán, chi trả theo nơi đăng ký thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp thay lương đối với người nghỉ hưu và người hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định.
b) Phụ cấp khu vực được trả cùng kỳ lương, phụ cấp, trợ cấp hàng tháng.
c) Trường hợp đi công tác, đi học, điều trị, điều dưỡng có thời hạn từ một tháng trở lên thì hưởng phụ cấp khu vực theo mức quy định ở nơi công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng kể từ ngày đến nơi mới; nếu nơi mới đến không có phụ cấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực ở nơi trước khi đi.
4) Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp khu vực
a. Đối với những người đang làm việc
Đối với các cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp khu vực do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị.
Đối với các cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp khu vực do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ;
Đối với các công ty nhà nước, phụ cấp khu vực được tính vào đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh.
b) Đối với những người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng thay lương; thương binh, bệnh binh hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội:
Đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả, phụ cấp khu vực được chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành;
Đối với các đối tượng do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả, phụ cấp khu vực do Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh), Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng Bộ, ngành Trung ương), căn cứ vào danh mục các địa bàn xã và một số đơn vị được hưởng mức phụ cấp khu vực quy định tại Thông tư này chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức thực hiện. Trường hợp cần điều chỉnh (tăng, giảm) hoặc bổ sung phụ cấp khu vực phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a. Trên nguyên tắc quản lý theo lãnh thổ, các cơ quan, đơn vị đóng tại địa phương có văn bản gửi Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân huyện), Uỷ ban nhân dân huyện có trách nhiệm đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, cân đối tổng hợp, sau đó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi Bộ Nội vụ xem xét, quyết định.
Riêng các cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước trực thuộc các Bộ, ngành đóng xa dân hoặc giáp ranh với nhiều xã thì Thủ trưởng Bộ, ngành Trung ương đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, cân đối chung.
b. Hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng phụ cấp khu vực gồm các nội dung sau:
Địa bàn đề nghị hưởng phụ cấp khu vực (xã, phường, thị trấn; ranh giới cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước), thuyết minh và phân định rõ địa giới hành chính của đơn vị đề nghị hưởng phụ cấp khu vực, vẽ bản đồ địa giới hành chính xã, phường, thị trấn (hoặc cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước giáp ranh với nhiều xã, phường, thị trấn) với đường giao thông thuỷ, bộ, độ cao hoặc thấp so với mặt nước biển;
Thuyết minh cụ thể các yếu tố liên quan đến việc xác định hưởng phụ cấp khu vực, mức phụ cấp khu vực đang hưởng của các xã lân cận (nếu có) và mức phụ cấp khu vực đề nghị được áp dụng;
Dự tính số lượng đối tượng hưởng phụ cấp khu vực trên địa bàn và nhu cầu kinh phí để thực hiện việc điều chỉnh hoặc bổ sung phụ cấp khu vực cho các đối tượng có liên quan trên địa bàn (trong đó tính riêng cho số đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, hàng tháng từ ngân sách nhà nước).
2. Căn cứ đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh và của các Bộ, ngành ở Trung ương, Bộ Nội vụ xem xét, quyết định sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc.
IV. HIỆU LỰC THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-BLĐTBXH-BTC-UBDTMN ngày 18 tháng 01 năm 2001 của liên tịch Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc (nay là Uỷ ban Dân tộc) hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực.
2. Chế độ phụ cấp khu vực quy định tại Thông tư này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
3. Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận và các đoàn thể, thực hiện chế độ phụ cấp khu vực theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về liên Bộ để nghiên cứu, giải quyết.
Đỗ Quang Trung
(Đã ký)
Khúc Văn Thành
(Đã ký)
Nguyễn Sinh Hùng
(Đã ký)
Nguyễn Thị Hằng
(Đã ký)
(Phụ lục được đính kèm theo file tải dưới đây)