Quy định căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ? Căn cứ xác lập quyền đối với các quyền sở hữu trí tuệ khác? Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Hiện nay trong thời kì phát triển của khoa học công nghệ và với trí tuệ của con người ngày càng được khai sáng, con người tạo ra những sản phẩm từ trí tuệ mang lại những phát minh và những tác phẩm có giá trị cho xã hội và nhân loại thì quyền sở hữu trí tuệ đang là vấn đề được quan tâm hiện nay để bảo vệ những thành quả của cá nhân đó. vậy để hiểu rõ hơn về quy định căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ. ời bạn đọc theo dõi bài viết ngay sau đây.
Cơ sở pháp lý:
Dịch vụ Luật sư
1. Quy định căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Tài sản trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng đối với cá nhân, tổ chức. Quyền sở hữu trí tuệ như tài sản và công cụ hữu ích đối với doanh nghiệp. Tiềm lực này tồn tại đã khiến cho ngày càng nhiều người quan tâm hơn tới việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Căn cứ phát sinh và hình thành quyền sở hữu tác giả được quy định tại Điều 6
1. Quyền tác giả: Quyền tác giả hình thành kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một dạng nhất định không phân biệt chất lượng, ngôn ngữ, nội dung, hình thức, phương tiện, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo bảo vệ quyền và lợi ích của người sáng tạo nên tác phẩm một cách tốt nhất. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
– Tác phẩm báo chí;
– Tác phẩm âm nhạc;
– Tác phẩm sân khấu;
– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
– Tác phẩm nhiếp ảnh;
– Tác phẩm kiến trúc;
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Như vậy, đây là 12 loại hình tác phẩn được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
2. Quyền liên quan: phát sinh kể từ khi bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
Quyền liên quan được hình thành dựa trên các tác phẩm phái sinh. Việc bảo hộ quyền phái sinh phải đảm bảo quyền tác giả của tác phẩm gốc cũng được bảo hộ.
3. Quyền sở hữu công nghiệp
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc và thủ tục đăng ký.
– Quyền sở hữu đối vói tên thương mại: Được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh: được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
– Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh
– Quyền đối với giống cây trồng: được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ
Theo đó chúng ta có thể thấy, quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định cụ thể trong các trường hợp đối vói tên thương mại, đối với bí mật kinh doanh hay đối với giống cây trồng. Tùy theo từng đối tượng mà sẽ có quy định về thủ tục khác nhau để đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với từng loại.
2. Căn cứ xác lập quyền đối với các quyền sở hữu trí tuệ khác
Căn cứ xác lập quyền đối với sở hữu trí tuệ khác được pháp luật quy định, theo đó ngoài quyền sở hữu công nghiệp thì quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ còn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả và quyền đối với giống cây trồng. Theo quy định ta thấy quyền này cũng được quy định về căn cứ xác lập quyền cụ thể tùy theo từng đối tượng. Theo đó, quyền tác giả có căn cứ phát sinh đó là kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Bên cạnh đó còn có quyền liên quan quyền này được phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
3. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Căn cứ theo quy định tại điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể:
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.
2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ theo quy định chúng tôi đưa ra như trên thì giới hạn quyền sở hữu trí tuệ được hiểu như sau:
Giới hạn quyền sở hữu trí tuệchúng ta có thể hiểu đây là phạm vi mà pháp luật xác định cho chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình. Trường hợp này phụ thuộc vào mỗi hình thức sở hữu mà pháp luật quy định giới hạn quyền sở hữu của các chủ sở hữu khác nhau. Sở hữu trí tuệ là những sản phẩm của tư duy được coi là tài sản của trí tuệ. Đó có thể đây được xem là một tác phẩm văn học, một phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh hay kiểu sáng công nghiệp… Giới hạn quyền sở hữu còn thể hiện trong nguyên tắc phải tôn trọng lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng và quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Về mặt nguyên tắc, thì ta có thể thấy các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm chủ thể như quyền tác giả, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và chủ thể quyền giống cây trồng, chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể và các tổ chức, cá nhân không được xâm phạm quyền của chủ thể quyền trong giới hạn này. Còn ngoài phạm vi và ngoài thời hạn bảo hộ theo quy định thì quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể này không còn được pháp luật bảo hộ. Bên cạnh đó, việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó có những trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp và thực hiện việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.