Trong tố tụng hình sự, giám định tư pháp được thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu của người yêu cầu giám định. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kiến thức pháp lý liên quan đến hoạt động trưng cầu giám định.
Mục lục bài viết
1. Trưng cầu giám định là gì?
Trong tố tụng hình sự, giám định được hiểu là việc nghiên cứu các vật chứng, chứng từ, tử thi, tình trạng sức khỏe và đặc điểm thể chất của người sống có ý nghĩa đối với vụ án, do người có hiểu biết chuyên môn tiến hành theo yêu cầu của cơ quan điều tra bằng quyết định trưng cầu giám định
Trưng cầu giám định là hoạt động điều tra của cơ quan có thẩm quyền, được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm thu thập, củng cố, kiểm tra, đánh giá, xác lập chứng cứ, phục vụ điều tra, xử lí vụ án hình sự.
2. Thẩm quyền quyết định trưng cầu giám định:
Giám định tư pháp được thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu của người yêu cầu giám định.
– Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
+ Cơ quan Điều tra
+ Viên Kiểm sát
+
Người tiến hành tố tụng gồm: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Viện trưởng Viện kiểm sát , người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng; người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan; người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm; người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển; người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư…
“Người yêu cầu giám định” là khái niệm mới được Luật giám định tư pháp thể chế hóa, theo đó: “Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo” (Khoản 3, Điều 2
Điều 207 BLTTHS quy định về yêu cầu giám định với nội dung cụ thể như sau:
” Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì
Như vậy,
3. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:
Theo quy định tại Điều 206
“1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động;
5. Chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
6. Mức độ ô nhiễm môi trường”.
Như đã trình bày ở trên, việc trưng cầu giám định sẽ được thực hiện nếu cơ quan, người tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết cho hoạt động điều tra, giải quyết vụ án hoặc có yêu cầu từ đương sự của vụ án hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp bắt buộc tiến hành giám định tư pháp như: Cần xác định tình trạng tâm thần của các đương sự khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tuổi của bị can, bị cáo…
Để xử lý trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, cơ quan tố tụng cần phải xác định được năng lực trách nhiệm hình sự của người đó. Trường hợp: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự” (Điều 21 BLHS 2015). Vì vậy, việc xác định tình trạng tâm thần của đương sự trong vụ án hình sự là vô cùng quan trọng. Trên thực tê có rất nhiều trường hợp bị can, bị cáo của vụ án hình sự lợi dụng quy định nhân đạo của BLHS 2015 để trốn tránh trách nhiệm hình sự.
Đối với việc giám định độ tuổi: Xác định tuổi của các đương sự trong vụ án hình sự là căn cứ quan trong để giải quyết vụ án hình sự, cụ thể Điều 12 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây….”. Pháp luật hình sự Việt Nam không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội…
Bên cạnh đó các trường hợp quy định về bắt buộc giám định tư pháp đều liên quan đến những vụ án có dấu hiệu tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nguy hiểm cho xã hội như: giám định nguyên nhân gây chết người, giám định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động; giám định chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ; giám định mức độ ô nhiễm môi trường…
4. Nội dung của quyết định trưng cầu giám định:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 205 BLTTHS 2015, quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:
“a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.”
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc. Hoạt động trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp 2015.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
–
–
–