Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc áp dụng với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định. Việc áp dụng biện pháp này được thực hiện theo thủ tục sau:
– Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vòa cơ sở giáo dục bắt buộc, hồ sơ gồm:
+) Bản tóm tắt lý lịch;
+) Tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó;
+) Tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy;
+) Bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
+) Các tài liệu liên quan khác
Hồ sơ này do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nghiện ma túy cư trú (hoặc nơi người đó có hành vi vi phạm) hoặc cơ quan Công an cấp huyện trở lên lập. Sau khi lập hồ sơ, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ để họ đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cùng cấp.
Luật sư
– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
+) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện đã nhận
+) Văn bản của Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của Trưởng phòng Lao động-Thương Binh và Xã hội, Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ xem xét để ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có hiệu lực, Tòa án nhân dân đã ra quyết định phải gửi cho người bị áp dụng và cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 2 2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 3 3. Điều kiện đưa đi cai nghiện bắt buộc
- 4 4. Thường xuyên hút cỏ có bị đưa đi cai nghiện bắt buộc không?
- 5 5. Thủ tục đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 6 6. Có được bảo lãnh người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không?
1. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Luật sư tư vấn:
Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính có quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, Công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại Điều 9 Nghị định 221/2013/NĐ-CP bao gồm:
1. Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định:
a) Bản tóm tắt lý lịch;
b) Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép;
d) Bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
đ) Tài liệu chứng minh đã chấp hành xong Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm: Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy và Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
e) Giấy xác nhận hết thời gian cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tài liệu chứng minh bị đưa ra khỏi chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
g) Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc giao cho gia đình quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Văn bản của cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định:
a) Hồ sơ đề nghị quy định tại Điểm a, b, c, d, h Khoản 1 Điều này;
b) Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc giao cho tổ chức xã hội quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Nghị định 221/2013/NĐ-CP cũng quy định một số trường hợp không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
– Các trường hợp tại Khoản 2 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính: Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện; Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
– Người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP
– Người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 96/2012/NĐ-CP.
2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Bạn tôi chưa đủ 18 tuổi và bị mẹ bắt đi trại cai nghiện. Bạn đó mới sử dụng ma túy đá. Như vậy bao giờ mới được cho về. Có luật nào gia đình không bảo lãnh mà lại để người ngoài ký giấy cam kết không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
“1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn của bạn chưa đủ 18 tuổi, có nơi cư trú ổn định nên không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, vì vậy, việc đưa bạn của bạn vào cơ sở cai nghiện được thực hiện dưới hình thức áp dụng biện pháp cai nghiện tự nguyện theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về áp dụng biện pháp cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng như sau:
– Đối tượng cai nghiện tại gia đình là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình.
– Đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự nguyện đăng ký cai nghiện nhưng không có điều kiện điều trị cắt cơn tại gia đình.
– Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm tự giác khai báo và đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định thời hạn cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng từ sáu tháng đến mười hai tháng, tính từ ngày ký quyết định cai nghiện tại gia đình, quyết định cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP không có quy định về việc bảo lãnh người đi cai nghiện.
Như vậy, bạn của bạn không thuộc đối tượng đưa đi cai nghiện bắt buộc do đó, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP sẽ xem xét, nếu không thuộc đối tượng cai nghiện bắt buộc sẽ đưa về gia đình yêu cầu cai nghiện tự nguyện trước.
3. Điều kiện đưa đi cai nghiện bắt buộc
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư ạ! em trai cháu 21 tuổi sử dụng ma túy đá gần 1 năm nhưng gia đình cháu mới phát hiện , đã khuyên hết lời cho em đi cai nhưng em vẫn bướng không chịu đi, cháu rất mong được Luật sư tư vấn về tính huống này ( vì em trai cháu không ngoan và nghe lời ba mẹ như những đứa trẻ khác nên ba mẹ nói cũng không nghe). Nhờ chính quyền thì chính quyền địa phương nói chỉ bắt người bán chứ không bắt người mua sử dụng, cháu rất hoang mang vì không có cách cưỡng chế lại hành vi sai trái của em cháu lúc này… mong Luật sư tư vấn cách giúp em trai cháu thoát khỏi nghiện ngập?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 28 Luật phòng, chống ma túy sửa 2000 quy định như sau:
“1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện mà túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.
3. Người nghiện ma túy tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là xử lý vi phạm hành chính.
4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma túy quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”
Và căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định:
“Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
1.Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn đinh, trong thờihạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”
Như vậy, những đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Người nghiện ma túy tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, nếu em bạn không thuộc các trường hợp trên thì không thuộc đối tượng bị áp dụng vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Căn cứ Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng:
“Điều 3. Độ tuổi, thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
1.Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi trở lên.
2. Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng từ 6 tháng đến 12 tháng, tính từ ngày ký quyết định cai nghiện tại gia đình, quyết định cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
Điều 8. Đối tượng tự nguyện cai nghiện ma túy gia đình.
Đối tượng cai nghiện tại gia đình là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện ma túy tại gia đình.”
Trường hợp muốn được cai nghiện tại gia đình, cần phải khai báo và tự nguyện đăng ký với Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú để xem xét áp dụng cai nghiện ma túy tại gia đình.
Điều 9 Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 9.đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình
1. Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Tổ công tác giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình.
2. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình của bản thân hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình;
b) Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy;
c) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện ma túy.”
Do đó, nếu em chưa cai nghiện tại gia đình thì chưa đủ điều kiện để áp dụng biện pháp cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nên với trường hợp của em bạn thì gia đình nên phân tích và khuyên bảo em bạn tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình, cộng đồng theo quy định trên.
4. Thường xuyên hút cỏ có bị đưa đi cai nghiện bắt buộc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em tai tôi thường xuyên hút “cỏ” tại nhà, sau khi gia đình báo Công an xã bắt quả tang nhưng khi đưa đi test trong máu thì âm tính. Vậy muốn đưa em tôi đi cai nghiện cần làm những thủ tục nào?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
“Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
…………… ..”
Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP
1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”
……… ..”
Theo Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
“Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;
c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
………”
Do đó, theo quy định của pháp luật thì đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Khoản 1 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP.
Đối với trường hợp người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định, vậy việc lập hồ sơ sẽ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người nghiện ma túy cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
+ Bản tóm tắt lý lịch.
+ Tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó.
+ Tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy.
+ Bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan.
Tuy nhiên, nếu test em bạn mà âm tính thì không đủ cơ sở để đưa em bạn đi cai nghiện được.
5. Thủ tục đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Tóm tắt câu hỏi:
Khi tòa án có quyết định xét xử thì có thông báo hay văn bản gửi về cho gia đình được biết hay không? Em mình bị bắt vì sử dụng ma túy nhưng đến ngày xét xử thì gia đình không biết và cũng không có một giấy tờ hay văn bản gì gửi về cho gia đình như vậy là đúng hay sai?
Luật sư tư vấn:
Điều 11
Sau khi hết thời hạn đọc hồ sơ, cơ quan lập hồ sơ sẽ gửi hồ sơ tới Phòng tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trưởng phòng tư pháp sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, kết quả điều tra phải được lập thành văn bản và tiếp tục gửi tới trưởng phòng Lao động thương binh xã hội cùng cấp. Trong thời hạn 7 ngày làm việc thì trưởng phòng lao động thương binh xã hội kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, sau đó gửi tới Tòa án nhân dân, sau đó Tòa án sẽ xem xét có ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hay không?
Pháp luật không quy định Tòa án phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử khi áp dụng biện pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc, việc thông báo cho gia đình được thông báo từ khi cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc.
6. Có được bảo lãnh người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Em muốn nhờ luật sư tư vấn một vài vấn đề. Em và em trai em là người Đak Lak vào Sài Gòn thuê phòng trọ ở Thủ Đức, em trai em bị bạn bè rủ rê nên chơi ma tuý và bị công an quận 4 bắt vào ngày 9/9/2016 vừa qua. Khi bị bắt đáng lẽ em muốn bảo lãnh cho em của em nhưng lại không được vì nó thuộc đối tượng vô gia cư tại thời điểm bị bắt và bị đưa vào cơ sở thanh thiếu niên ở Củ Chi do nó không có tên trong sổ đăng kí tạm trú tại khu vực bọn em ở. Lý do là nó ở cùng với em khoảng hơn một năm và lúc đầu đã đăng kí đầy đủ nhưng vì có một lần nó về thăm nhà đúng đợt công an khu vực kiểm tra và không có mặt nên người ta đã gạch tên, lúc đó họ cũng không nói rõ cho đến lúc khi em trai em bị bắt em mới vỡ lẽ. Vậy cho em hỏi em có thể làm đơn xin xác nhận của chủ nhà trọ, hàng xóm và nơi em trai em làm việc để chứng minh nó có tạm trú rõ ràng và có thể được bảo lãnh không ạ? Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư, em không biết phải hỏi ai để làm thủ tục cũng như đơn để bảo lãnh em trai, cám ơn luật sư rất nhiều!
Luật sư tư vấn:
Điều 96,
“ 1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.”
Theo quy định của khoản 1 Điều 1
+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
+ Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.
Như vậy, đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của em bạn, nếu vào thời điểm em trai bạn bị bắt về hành vi sử dụng ma túy trái phép, nếu em bạn đã trên 18 tuổi, và không có nơi cư trú ổn định, cụ thể bị bắt tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng không có đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú nên sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Luật sư tư vấn pháp luật bảo lãnh người cai nghiện ma túy:1900.6568
Theo quy định của
Nơi tạm trú của công dân theo quy định của Luật Cư trú 2006 là nơi mà công dân đến sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp phải đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Như vậy, với trường hợp của em bạn, tại thời điểm bị bắt chưa đăng kí tạm trú tại Củ Chi (không có nơi cư trú ổn định) nên sẽ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện.
Hiện tại không có quy định về trường hợp bảo lãnh đối với đối tượng cai nghiện bắt buộc. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với cơ sở cai nghiện tại Củ Chi để làm thủ tục hoãn, miễn thực hiện nếu em bạn thuộc đối tượng hoãn, miễn thực hiện cai nghiện bắt buộc theo quy định.