Bị cáo là gì? Bị cáo trong Tiếng anh là gì? Quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa? Quy định về giám sát đối với bị cáo tại phiên tòa?
Một phiên tòa sơ thẩm cần có sự tham gia của nhiều chủ thể, có thể chia thành hai nhóm chủ thể chính: Một là, đại diện cho cơ quan tiến hành tố tụng (hội đồng xét xử, thư ký tòa án, kiểm sát viên) và hai là, những người tham gia tố tụng (bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ,…). Bộ luật tố tụng hình sự đã có quy định cụ thể về nghĩa vụ có mặt của các chủ thể này, đây là cơ sở pháp lý để quyết định phiên tòa được diễn ra hay phải hoãn phiên tòa. Vậy pháp luật tố tụng hình sự hiện hành quy định như thế nào về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa? Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ trả lời câu hỏi này thông qua việc tập trung phân tích quy định về sự có mặt và giám sát đối với bị cáo tại phiên tòa.
1. Bị cáo là gì?
Trong tố tụng hình sự, bị cáo là chủ thể đặc biệt, xuyên suốt trong quá trình giải quyết vụ án hình sự từ giai đoạn điều tra, truy tố cho đến xét xử, mọi hoạt động đều vì mục đích là trả lời câu hỏi “cá nhân có thực sự phạm tội hay không?”.
Theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự, bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
Mặc dù là đối tượng đặt trong sự quản lý chặt chẽ của cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng bị cáo vẫn có các quyền: Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Tham gia phiên tòa; Được
Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
Nói lời sau cùng trước khi nghị án; Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa; Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Gắn với quyền là nghĩa vụ của bị cáo trước các quyết định, yêu cầu của tòa án, cụ thể: Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã; Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.
2. Bị cáo trong Tiếng anh là gì?
Bị cáo trong Tiếng anh “Defendants“
3. Quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa?
Cơ sở pháp lý:
Điều 290. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa
1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
2. Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
Từ quy định trên, tác giả đưa ra một số nhận định và phân tích như sau:
Thứ nhất, về nguyên tắc, bị cáo phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án, nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa. Điều này hoàn toàn hợp lý nhằm đảm bảo quyền được biết về tất cả các hoạt động, quyết định được áp dụng với mình.
Thứ hai, bị cáo có thể bị áp giải ( là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế bị cáo đến địa điểm xét xử) theo quy định tại Điều 127, nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan. Theo đó, Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Còn trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ của mình. Đây là điểm mới so với
Thứ ba, thể hiện chính sách nhân đạo trong trong quy định về biện pháp bắt buộc chữa bệnh, nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Thư tư, việc có mặt bị cáo không mang tính tuyệt đối, tòa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo khi thuộc một trong các trường hợp luật định. Đây là các trường hợp đặc biệt, mà cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện các nghiệp vụ cần thiết nhưng không thể đưa bị cáo đến địa điểm xét xử hoặc do bị cáo đề xuất hay sự vắng mặt đó không làm ảnh hưởng đến việc xét xử. So với bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Khoản 3 Điều 290 bổ sung trường hợp ” Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận”
4. Quy định về giám sát đối với bị cáo tại phiên tòa?
Nếu như Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 dành riêng một điều luật về “giám sát bị cáo tại phiên tòa” tại Điều 188, cụ thể:
“1. Bị cáo đang bị tạm giam khi ra phiên tòa chỉ được tiếp xúc với người bào chữa. Việc tiếp xúc với những người khác phải được phép của chủ tọa phiên tòa.
2. Bị cáo không bị tạm giam phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án.”
Thì tại
Hơn nữa, việc tiếp xúc với người bào chữa là hoàn toàn hợp lý, xuất phát từ vai trò của người bào chữa trong quá trình tham gia tố tụng, gắn liền với người bị buộc tội. Người bào chữa được giải thích là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trước một thời gian hợp lý cho người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng mà họ có quyền tham gia theo quy định của Bộ luật này.
Từ những phân tích và bình luận trên, có thể thấy rằng, việc quy định về sự có mặt và giám sát đối với bị cáo tại phiên tòa là quy định trọng tâm trong sự có mặt của các chủ thể khác. Đây là chủ thể đặc biệt nhất, mọi hoạt động tố tụng phát sinh đều dựa trên chủ thể này. Nếu không không sự giám sát thì sẽ dẫn đến những khó khăn, ảnh hưởng tới sự thật vụ án.