Biên bản thanh lý hợp đồng lao động sẽ được ban hành sau khi hai bên đối tác kết thúc một công việc. Vậy để hiểu thêm về thanh lý hợp đồng cụ thể là việc thanh lý hợp đồng lao động và Mẫu quyết định thanh lý hợp đồng lao động và các quy định liên quan khác.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định thanh lý hợp đồng lao động là gì?
–
– Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.
– Mẫu Quyết định thanh lý hợp đồng lao động là mẫu ghi lại các nội dung vê việc thanh lý hợp đồng lao động giữa các bên giao và bên nhận.
Mẫu quyết định về việc thanh lý hợp đồng lao động là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc thanh lý hợp đồng lao động. Mẫu quyết nêu rõ thông tin người được thanh lý hợp đồng, chức vụ, thời gian thanh lý hợp đồng
2. Mẫu quyết định thanh lý hợp đồng lao động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
CÔNG TY ………….
……….., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY
V/v: Thanh lý hợp đồng lao động
GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN …….
– Căn cứ chức năng, quyền hạn của Giám đốc Công ty ……….;
– Căn cứ
– Căn cứ đề nghị của các bộ phận chức năng có liên quan;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thanh lý hợp đồng lao động với Ông:
– Chức vụ: …….
– Trình độ/Chuyên môn: …….
– Kể từ ngày: ……..
Điều 2: Ông ………….. có trách nhiệm bàn giao toàn bộ dụng cụ làm việc đã được Công ty cấp trong thời gian làm việc (nếu có) và thanh quyết toán các khoản công nợ với các phòng ban chức năng liên quan.
Điều 3: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ……………., Phòng Nhân sự, Phòng Kế toán, Phòng Kế hoạch, các phòng ban chức năng có liên quan và Ông ………….. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
– Ban Giám đốc (để b/c)
– Như điều 3 (để t/h)
– Lưu VP;
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định thanh lý hợp đồng lao động:
– Ghi đầy đủ các thông tin về mẫu quyết định thanh lý hợp đồng lao động như trên
– Ghi rõ các điều khoản khi thanh lý hợp đồng
– Lưu ý:
+ Khi thực hiện người soạn cần dựa vào những điều khoản được quy định trong pháp luật. Đồng thời căn cứ vào quy định của pháp luật với những khoản trích dẫn từ hợp đồng chính.
+ người soạn thảo cũng cần chú ý đến lối hành văn. Nên sử dụng câu chữ ngắn gọn, dễ hiểu. Tránh lối diễn đạt vòng vo. Biên bản này cần được trình bày rõ ràng, tinh tế và đầy đủ
+ Cần phải liệt kê lại các điều khoản đó để đảm bảo độ chính xác cho biên bản thanh lý. Hơn nữa, việc liệt kê lại các điều khoản đã ký cũng giúp biên bản chặt chẽ hơn. Tránh các trường hợp kiện tụng phát sinh sau khi hoàn tất hợp đồng.
4. Một số quy định liên quan về thanh lý hợp đồng lao động:
Thanh lý hợp đồng là việc các bên ghi nhận những nội dung của hợp đồng đã được hoàn tất và những nội dung chưa được hoàn tất, đồng thời xác nhận lại khối lượng, chất lượng công việc cũng như các nghĩa vụ phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết.
4.1. Các trường hợp thanh lý hợp đồng:
+ Khi các công việc theo hợp đồng được thực hiện xong;
+ Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó;
+ Hợp đồng bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ theo sự thỏa thuận của hai bên hoặc do sự kiện bất khả kháng;
+ Khi hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện khi một bên ký kết hợp đồng là pháp nhân phải giải thể, phá sản hoặc là cá nhân đã chết
4.2. Việc thanh lý hợp đồng được thực hiện như thế nào?
Về Nội dung trong thanh lý hợp đồng cần nêu rõ hai nội dung sau:
– về việc công ty bạn đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán, hai bên cam kết sau này không thể có tranh chấp xảy ra đối với nội dung này;
– về nghĩa vụ bảo hành, hai bên thỏa thuận nghĩa cụ bảo hành của bên bán vẫn tiếp tục còn hiệu lực sau khi hai bên ký
Như vậy, để đảm bảo việc mô tả đúng tiến độ của hợp đồng cũng như tránh tranh chấp xảy ra về sau, công ty bạn nên thanh lý hợp đồng và nêu rõ nghĩa vụ thanh toán của bên công ty mình đã thực hiện xong cũng như những nghĩa vụ mà công ty bên kia chưa thực hiện trong khi thanh lý hợp đồng
Khi thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng thì các bên soạn thảo hợp đồng cần chú ý những nội dung sau để thực hiện:
+ Thanh lý hợp đồng cần dựa vào những căn cứ và quy định pháp luật được nêu trong hợp đồng. Ngoài ra còn dựa vào các điều khoản để làm căn cứ thanh lý hợp đồng chính đã giao kết.
Lưu ý:
– Những căn cứ này rất quan trọng bởi nó là căn cứ để xác định vì sao hợp đồng lại chấm dứt, do vậy người soạn thảo biên bản này cần tinh tế, chuẩn xác và am hiểu pháp luật. Việc thanh lý phải có sự đồng nhất các điều khoản áp dụng từ hợp đồng chính để đối chiếu điều khoản sang hợp đồng thanh lý.
+ Nội dung biên bản cần ghi rõ thông tin cá nhân các bên, đồng thời ghi rõ các bên đã tiến hành thực hiện xong nghĩa vụ như thế nào về công việc, thanh toán và dựa vào đó hai bên phải cam kết sau này không thể xuất hiện tranh chấp xảy ra đối với nội dung này
+ Nêu rõ về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ bảo hành, tức là hai bên thỏa thuận nghĩa vụ bảo hành của bên cung cấp dịch vụ sẽ còn hiệu lực sau khi hai bên tiến hành ký
– Với trường hợp các bên chấm dứt vì các lý do như đơn phương tự chấm dứt hợp đồng thì bên còn lại phải nêu rõ cách thức giải quyết như bồi thường giá trị hợp đồng như thế nào và thời hạn bao lâu thì bên vi phạm phải có trách nhiệm thanh toán khoản vi phạm sau khi biên bản thanh lý được các bên đồng ý ký vào.
+ Khi các bên thực hiện thanh lý Hợp Đồng thì biên bản thanh lý này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các bên không còn bất kỳ quyền và trách nhiệm nào liên quan đến hợp Đồng và cam kết không khiếu nại gì đối với Hợp Đồng sau khi ký Biên bản
4.3. Chấm dứt hợp đồng:
Tại Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Như vậy việc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng là một dạng thanh lý hợp đồng theo luật định. Nếu hai bên đã có thỏa thuận trước thì việc thanh lý hợp đồng theo luật định sẽ Theo thỏa thuận của các bên. có thể thấy Về bản chất, mục đích của việc thanh lý hợp đồng là giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì. Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ Luật Dân sự 2015;