Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự theo thủ tục rút gọn là gì? Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Tiếng anh là gì? Thủ tục phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự theo thủ tục rút gọn?
Hiện nay, bên cạnh thủ tục xét xử sơ thẩm thông thường thì
1. Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự theo thủ tục rút gọn là gì?
Xét về bản chất thì thủ tục rút gọn là một dạng của thủ tục đặc biệt. Đó là sự giản lược, đơn giản hóa một số khâu trung gian không, một số thủ tục cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án nhằm xử lí nhanh chóng, kịp thời các vụ án nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác cao.
Tự đây ta có thể suy ra thủ tục rút gọn tố tụng hình sự là một dạng đặc biệt của tố tụng hình sự, trong đó có sự giảm lược bớt một số khâu, một số thủ tục không cần thiết trong việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự nhằm rút ngắn thủ tục tố tụng, làm cho việc xử lý vụ án được nhanh chóng hơn nhưng vẫn đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm kịp thời, có hiệu quả, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Tiếng anh là gì?
Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Tiếng anh là: “Trial court of first instance criminal case”.
Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn Tiếng anh là: “The first-instance trial of a criminal case according to summary procedures”.
3. Thủ tục phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự theo thủ tục rút gọn
Trong
Theo Điều 456
– Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;
– Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
– Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
– Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.
Theo đó, thủ tục rút gọn được quy định cụ thể hơn, có thể được áp dụng khi vụ án đáp ứng đủ 4 điều kiện quy định tại Điều 456 Bộ luật Tố tụng hình sự. Khi đã áp dụng thủ tục rút gọn, quá trình điều tra, truy tố, xét xử trong vòng 42 ngày, kể từ ngày khởi tố vụ án. Như vậy, quy định thời hạn áp dụng thủ tục rút gọn trong điều tra, truy tố, xét xử nhằm rút gọn thời hạn điều tra, truy tố nhanh hơn, nhưng vẫn đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, không bỏ sót tội phạm và không để xảy ra oan sai.
Việc áp dụng chế định thủ tục rút gọn quy định trong Chương XXXI
Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn quy định theo điều 457 Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi vụ án có đủ điều kiện quy định tại Điều 456 của Bộ luật này, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Sau khi ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn thì quyết định này được giao cho bị can, bị cáo hoặc người đại diện của họ, gửi cho người bào chữa trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Và quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra, Tòa án phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trong trường hợp xét thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra không đúng pháp luật thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định, thì Viện kiểm sát phải ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và gửi cho Cơ quan điều tra.
Trường hợp xét thấy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn của Tòa án không đúng pháp luật thì Viện kiểm sát kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định. Chánh án Tòa án phải xem xét, trả lời trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kiến nghị của Viện kiểm sát.
Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn có thể bị khiếu nại. Bị can, bị cáo hoặc người đại diện của họ có quyền khiếu nại quyết định áp dụng thủ tục rút gọn; thời hiệu khiếu nại là 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Khiếu nại được gửi đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và phải được giải quyết trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Việc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong bộ luật tố tụng hình sự được quy định như sau:
Trong quá trình áp dụng thủ tục rút gọn, nếu một trong các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 456 của Bộ luật này không còn hoặc vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và giải quyết vụ án theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự.
Thời hạn tố tụng của vụ án được tính tiếp theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự này kể từ khi có quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
Như vậy có Thời hạn xét xử sơ thẩm là 17 ngày theo quy định của BLTTHS năm 2015 Trong thời hạn này, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng; tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa, “trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án”.
Tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử
– Căn cứ, thẩm quyền và thủ tục tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.
– Thời hạn tạm giữ không được quá 03 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
– Thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra không quá 20 ngày, trong giai đoạn truy tố không quá 05 ngày, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không quá 17 ngày, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm không quá 22 ngày.
+ Về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn
Vụ án áp dụng thủ tục rút gọn là vụ án ít nghiêm trọng, người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang, người phạm tội tự thú; hành vi phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng nên pháp luật cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng không phải thực hiện một số thủ tục tố tụng không cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án này.
Điều 460, 461, 462 BLTTHS năm 2015 quy định về điều tra, quyết định truy tố, chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn về cơ bản không có gì thay đổi nhiều so với BLTTHS năm 2003, ngoại trừ quy định bổ sung làm rõ hơn hình thức, nội dung của Quyết định đề nghị truy tố, Quyết định truy tố; bổ sung thêm trong giai đoạn truy tố Viện kiểm sát có thẩm quyền không truy tố bị can và ra quyết định đình chỉ vụ án; quy định rõ hơn về thời hạn phải gửi các quyết định đề nghị truy tố, quyết định truy tố và quyết định đưa vụ án ra xét xử của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.
– Thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra: sau khi kết thúc việc điều tra, Cơ quan điều tra không phải làm bản kết luận điều tra mà ra luôn quyết định đề nghị truy tố và gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát.
– Thủ tục tố tụng trong giai đoạn truy tố: Khi nhận được hồ sơ vụ án Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây: Quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án; Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định tạm đình chỉ vụ án; Quyết định đình chỉ vụ án.
Như vậy, các căn cứ để Viện kiểm sát ra một trong những quyết định trên vẫn phải tuân thủ theo các quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự, thủ tục ra các quyết định này chỉ khác thủ tục chung duy nhất về quyết định truy tố thay cho bản cáo trạng trong trường hợp Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án, còn hình thức của các quyết định khác thì không có thay đổi, và khi ra các quyết định không phải là quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án, Viện kiểm sát còn phải ra quyết định hủy bỏ áp dụng thủ tục rút gọn.
– Thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
Kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định sau như: Đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn; Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Tạm đình chỉ vụ án; Đình chỉ vụ án.
Chính vì vậy thủ tục xét xử phiên tòa sơ thẩm hình sự rút gọn này đơn giản hơn so vơi thủ tục tố tụng hình sự thông thường về thời gian, thành phần hội đồng xét xử và trình tự các bước mà tòa án tiến hành xét xử trong vụ án sơ thẩm hình sự.