Khiếu nại trong tố tụng hình sự là gì? Khiếu nại trong tố tụng hình sự trong Tiếng anh là gì? Các quyết định, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại? Người có quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự? Thời hiệu khiếu nại trong tố tụng hình sự?
Quyền khiếu nại là một quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Điều 30
Căn cứ pháp lý:
– Bộ Luật tố tụng hình sự 2015;
– Luật Khiếu nại;
– Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT- VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNNPTNT .
1. Khiếu nại trong tố tụng hình sự là gì?
Khiếu nại là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định và đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Khiếu nại trong tố tụng hình sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là người khiếu nại), theo thủ tục quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật Tố tụng hình sự, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Khiếu nại trong tố tụng hình sự trong Tiếng anh là gì?
Khiếu nại trong tố tụng hình sự tiếng anh là: “complaint in civil proceedings”.
3. Các quyết định, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại
Theo Điều 470 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về “Các quyết đinh, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại” như sau:
Quyết định tố tụng có thể bị khiếu nại là các quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Các quyết định do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ban hành trong giai đoạn tố tụng được thể hiện bằng các văn bản tố tụng như: các quyết định về khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đưa vụ án ra xét xử…
Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Những hành vi do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện như hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, đối chất, nhận dạng, khám xét người, khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản…
Tùy thuộc vào các quyết định và hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại trong các giai đoạn tố tụng như: khởi tố, điều tra; truy tố; xét xử, thì thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại trong từng giai đoạn được quy định cụ thể tại các điều 474, 475, 476 và 477 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Người có quyền khiếu nài và thời hiệu khiếu nại được quy định tại điều 469, 471 Bộ luật Tố tụng hình sự.
4. Người có quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự
Người có quyền khiếu nại đối với các quyết định, hành vi trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 471 Bộ luật Tố tụng hình sự (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy người khiếu nại có thể tự mình hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc người đại diện thực hiện quyền khiếu nại; trường hợp người khiếu nại là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không thể tự mình khiếu nại thì việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp và phải có giấy tờ chứng minh.
Việc khiếu nại đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cáo trạng hoặc quyết định truy tố, quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm, Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện nếu có khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị thì giải quyết theo quy định tại các chương XXI, XXII, XXIV, XXV, XXVI và XXXI của Bộ luật tố tụng hình sự
Theo như quy định tại Điều 472 Bộ luật Tố tụng hình sự thì người khiếu nại có những quyền và nghĩa vụ được quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
Người khiếu nại có các quyền như: Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người đại diện để khiếu nại; trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự thì đương sự cũng có quyền được khiếu nại khi thấy sai phạm; Sau khi đương sự khiếu mà mà thấy việc khiếu nại của mình là không cần thiết thì có thể rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại; Đương sự được quyền nhận quyết định giải quyết khiếu nại sau khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đã xem xét; Đương sự được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra người khiếu nại còn phải thực hiện các nghĩa vụ khi khiếu nại như: Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin và tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; Người khiếu nại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
Sau khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại nếu người khiếu nại đồng ý với quyết định này thì phải chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì người khiếu nại có thể nộp đơn khiếu nại lần 2 lên cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra trong Bộ Luật Tố tụng hình sự còn quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại theo điều 473 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
Người bị khiếu nại có quyền Được
Ngoài việc thực hiện quyền thì người bị kiện cũng phải thực hiện nghĩa vụ của người bị khiếu nại trong tố tụng hình sự như: Giải trình về quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại; cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu; Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại; Nếu như việc khiếu nại phản ánh đúng về quyết định, hành vi tố tụng là sai pháp luật thì người khiếu nại có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, bồi hoàn và khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Thời hiệu khiếu nại trong tố tụng hình sự:
Thời hiệu khiếu nại đối với các quyết định, hành vi trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 471 Bộ luật Tố tụng hình sự (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể:
Thời hiệu khiếu nại trong tố tụng hình sự là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu quy định thì người khiếu nại phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Người khiếu nại phải có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định tố tụng, hành vi tố tụng mà mình khiếu nại. Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong bài viết trên Luật Dương Gia đã cung cấp tới bạn đọc về người có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là cơ quan, tổ chức và cá nhân. Về thời hiệu khiếu nại là sau 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.