Giấy ra viện này có giá trị trong một số trong một số trường hợp phải chứng minh lý do nghỉ việc hay nghỉ học, nghỉ thi của học sinh, sinh viên. Nếu giấy ra viện bị mất, hỏng, nhàu nát thì cá nhân có quyền viết đơn xin cấp lại giấy ra viện và gửi tới cơ sở khám chữa bệnh mà mình đã điều trị.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin cấp lại giấy ra viện là gì?
Giấy ra viện được hiểu đơn giản là một văn bản được các bệnh viện dùng để xác nhận tình trạng bệnh nhân đã được điều trị xong và có đủ điều kiện để xuất viện, giấy ra viện được Giám đốc hoặc các trưởng khoa điều trị xác nhận cho bệnh nhân. Giấy ra viện là một hồ sơ quan trọng để làm căn cứ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế liên quan đến ốm đau, sử dụng trong trường hợp người lao động điều trị nội trú.
Đơn xin cấp lại giấy ra viện là văn bản do cá nhân (người đã từng điều trị) gửi tới cơ sở khám chữa bệnh (cơ sở điều trị) nhằm bày tỏ nguyện vọng được cấp lại giấy ra viện trong trường hợp giấy ra viện bị mất, hỏng, không thể sử dụng được nữa.
Đơn xin cấp lại giấy ra viện được dùng làm căn cứ để cơ sở khám chữa bệnh xem xét, đánh giá thực tế và quyết định cho phép cấp lại giấy ra viện cho cá nhân vì mục đích cá nhân. Đơn xin cấp lại giấy ra viện là một trong hai hình thức xin cấp lại giấy ra viện (bên cạnh hình thức xin trực tiếp), hình thức đơn xin thường dễ được chấp nhận và xử lý, cũng là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền ra quyết định cấp lại giấy ra viện.
2. Mẫu đơn xin cấp lại giấy ra viện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………., ngày… tháng… năm……
ĐƠN XIN CẤP LẠI GIẤY RA VIỆN
Kính gửi:……………………….
Họ và tên người làm lại giấy ra viện:
Họ và tên:…….
Năm sinh:…. Nơi sinh:… Dân tộc:…………..
Số CMND/CCCD:…… Ngày cấp:…… Nơi cấp:…….
Địa chỉ liên hệ:…… Số điện thoại:…..
Thông tin khám chữa bệnh
BHYT giá trị từ ngày…/…/……. Đến ngày…/…/………. Số:…….
Vào viện lúc:……giờ…phút, ngày… tháng… năm……..
Ra viện lúc:……giờ…phút, ngày… tháng… năm……..
Chẩn đoán:………..
Phương pháp điều trị:…….
Lý do viết đơn:
Tôi làm đơn này kính mong Bệnh viện……. cấp lại cho tôi giấy ra viện để tôi nộp lại cho ban quản lý của công ty tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin cấp lại giấy ra viện chi tiết nhất:
Trước hết, người làm đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn, ví dụ: Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2021.
Người làm đơn ghi các thông tin cá nhân (họ và tên, năm sinh, nơi sinh, số chứng minh nhân dân, phương thức liên hệ); thông tin khám chữa bệnh; lí do viết đơn (giấy ra viện bị mất, hỏng).
Cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Các vấn đề về cấp lại giấy ra viện:
4.1. Trách nhiệm cấp lại giấy ra viện:
Thẩm quyền cấp giấy ra viện được quy định tại điều 15 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành
Theo quy định tại Điều 26, Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
– Bị mất, bị hỏng;
– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
– Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, giấy ra viện được cấp lại trong 4 trường hợp và chỉ có những lí do đó, cá nhân mới được cấp lại giấy ra viện.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khám, chữa bệnh:
Là cơ sở có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, là nơi tiếp nhận hàng loại người bệnh và giải quyết các yêu cầu về sức khỏe của con người, theo đó cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hiểu là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở khám chữa bệnh có quyền và trách nhiệm theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, cụ thể:
Về quyền:
Một là, được thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế được khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe để lao động, học tập, làm việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe của mình.
Hai là, được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động nhưng phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị cho người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
Ba là, được thu các khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Bốn là, được hưởng chế độ ưu đãi khi thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Về trách nhiệm:
– Tổ chức việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
– Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Công khai thời gian làm việc, niêm yết giá dịch vụ và thu theo đúng giá đã niêm yết.
– Báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người hành nghề là người nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề được quy định tại Luật này.
– Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn được phép.
– Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
– Trường hợp dừng hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm chuyển người bệnh, hồ sơ bệnh án đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp và quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh với người bệnh.
Quy định về quyền và trách nhiệm để cơ sở khám chữa bệnh phát huy hết chức năng của mình, là căn cứ để phát hiện và xử lý vi phạm của cơ sở, là phương tiện để hạn chế tình trạng làm quyền gây khó khăn cho người bệnh.
4.3. Vai trò của Giấy ra viện trong việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội:
Giấy ra viên được cấp đối với cá nhân kết thúc quá trình điệu trị bệnh tật và kết thúc quá trình nghỉ thai dưỡng.
Trong hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động, Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định là giấy tờ bắt buộc hay trong hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động: Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này ghi rõ tổn thương tái phát cũng là văn bản bắt buộc.
Việc cung cấp được giấy ra viện hợp lệ sẽ giúp cho người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.