Giải quyết việc dân sự là gì? Thẩm quyền của tòa án trong giải quyết việc dân sự? Ý nghĩa quy định thẩm quyền của tòa án trong giải quyết việc dân sự?
Vụ việc dân sự được hiểu là khi các cá nhân hay cơ quan tổ chức yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận đối với một sư kiện pháp lý nào đó. Trong việc giải quyết việc dân sự thì Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Vậy để hiểu thêm về Tòa án trong giải quyết việc dân sự? Ý nghĩa quy định thẩm quyền của tòa án trong giải quyết việc dân sự được thể hiện như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Giải quyết việc dân sự là gì?
Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó
2. Thẩm quyền của tòa án trong giải quyết việc dân sự
2.1. Các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Đối với những vụ việc sau đây,
– Tranh chấp dân sự, yêu cầu dân sự được quy định cụ thể lần lượt tại Điều 26, Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Tranh chấp về hôn nhân và gia đình, yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định lần lượt tại Điều 28, Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
– Tranh chấp về kinh doanh thương mại, yêu cầu về kinh doanh thương mại được quy định lần lượt tại Điều 30, Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
– Tranh chấp về lao động, những yêu cầu về lao động được quy định lần lượt tại Điều 32, Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
2.2. Thẩm quyền của Tòa án các cấp
2.2.1 Thẩm quyền của TAND cấp huyện
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, vụ việc dân sự không có yếu tố nước ngoài sau:
– Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trừ những tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh hoặc trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính
– Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
– Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Ngoài ra Tòa án cấp huyện còn có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp sau:
+ Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con
+ Về nhận cha, mẹ, con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.
Những yêu cầu sau thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện:
+ Yêu cầu về dân sự được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
+ Yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự
+ Yêu cầu về kinh doanh thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
+ Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Lưu ý:
– Những Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.
– Tòa án nhân dân cấp huyện đã có các Tòa chuyên trách thì:
– Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự).
– Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự).
2.2.2 Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh
Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
– Những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định trong bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
– Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
– Vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Như vậy, các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ lần lượt có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 38 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm
Những vụ việc mà bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
2.2.3 Thẩm quyền của TAND cấp cao
– Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng
– Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
2.2.4. Thẩm quyền của TAND tối cao
Theo quy định tại Điều 20, 22, 23 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và Điều 337, 358 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
2.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
Đối với thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định theo Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm;
– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn để giải quyết vụ án;
– Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Lưu ý:
– Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được quy định chi tiết với từng trường hợp cụ thể tại khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
– Trường hợp vụ án dân sự đã được Tòa án thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch của các đương sự.
– TTDS 2015, Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
3. Ý nghĩa quy định thẩm quyền của tòa án trong giải quyết việc dân sự
Việc quy định thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các việc dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về phía tòa án và đương sự.
*Đối với tòa án:
Việc quy định rõ ràng thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các việc dân sự là cơ sở pháp lý để xác định một vụ việc cụ thể có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay không. Tòa án sẽ phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định xem, đối với yêu cầu này thì mình có thẩm quyền giải quyết không. Từ đó, tòa án có thể thụ lý, giải quyết đúng các việc dân sự phát sinh trong xã hội thuộc thẩm quyền của mình, tránh trường hợp áp dụng không thống nhất gây kéo dài thời gian giải quyết do phải chuyển đi chuyển lại giữa các tòa án. Từ việc xác định được đúng thẩm quyền của mình, cũng tránh được trường hợp có tranh chấp thẩm quyền giữa các Tòa án cùng cấp với nhau.
Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giữa các Tòa án một cách hợp lý, khoa học tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa án với các cơ quan nhà nước, giữa các Tòa án với nhau. Từ đó, góp phần tạo điều kiện cần thiết cho tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các việc dân sự, nâng cao được hiệu quả giải quyết việc dân sự.
Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của Tòa án có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở tòa án. Trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho Tòa án phải thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình.
*Đối với đương sự:
Việc phân định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các việc dân sự là cơ sở để đương sự yêu cầu tòa án giải quyết các việc dân sự theo thủ tục TTDS. Trong cuộc sống, có nhiều việc dân sự mà tự bản thân đương sự không giải quyết được thì những quy định này sẽ là căn cứ để tổ chức, cá nhân biết được việc của mình có được giải quyết theo thủ tục TTDS hay không?
Ngoài ra, qua đó đương sự sẽ xác định được tòa án mà mình có thể gửi đơn yêu cầu tòa án thuận lợi cho mình trong việc tham gia tố tụng. Từ đó, giúp đương sự nhanh chóng thực hiện quyền khởi kiện, yêu cầu để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh được việc gửi đơn lên tòa án không có thẩm quyền gây mất thời gian và chi phí.
Như vậy, các quy định về thẩm quyền của Tòa án là một bảo đảm cho việc thực hiện quyền tiếp cận công lý của công dân.