Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động để làm gì? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 2021? Hướng dẫn soạn thảo? Những quy định của pháp luật về huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh an toàn lao động?
Người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động phải là người có đày đủ những tiêu chuẩn về huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Khi thanh lý hợp đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì cần phải lập
1. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì?
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là mẫu biên bản được lập ra khi có sự kiện thanh lý hợp đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
2. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động để làm gì?
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được dùng để thanh lý hợp đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
3. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN THANH LÝ
HỢP ĐỒNG HUẤN LUYỆN
Hôm nay, ngày…/…/20.. tại ……….. chúng tôi gồm:(1)
Bên A: (2)
– Địa chỉ: ………..Điện thoại: ………… (3)
– Người đại diện: ……….., chức vụ:………(4)
Bên B: (5)
– Địa chỉ: …….., ĐT: ………(6)
– Người đại diện: …….., chức vụ: ……(7)
– Tài khoản số:….. tại ngân hàng …………(8)
Căn cứ Hợp đồng huấn luyện số /20…./HĐHL ngày / /20…. giữa …(*) …. và …tổ chức lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động có địa chỉ tại ……….., hai bên cùng thống nhất thanh lý Hợp đồng huấn luyện nói trên như sau:
1. Bên A và Bên B đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên như đã thỏa thuận và cam kết theo hợp đồng.
2. Bên B đã thực hiện hoàn thành việc huấn luyện (tên chuyên đề huấn luyện) cho …………..người tham dự huấn luyện. Trong đó, có ……Người hoàn thành lớp huấn luyện.
3. Kinh phí lớp huấn luyện: …………..đồng (bằng chữ) gồm: (9)
Số người x mức học phí/người = …………….đồng (bằng chữ) Có danh sách người hoàn thành lớp huấn luyện kèm theo.
4. Số kinh phí bên A đã tạm ứng cho bên B là: ………..đồng.(10)
5. Số kinh phí còn lại bên A phải thanh toán cho bên B là: ………… đồng.(11)
Bằng chữ: ………
6. Biên bản thanh lý hợp đồng được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, bên A giữ 03 bản, bên B giữa 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
ĐẠI DIỆN BÊN B
4. Hướng dẫn soạn thảo
(*) Điền tên cơ quan LĐTBXH và tên Tổ chức huấn luyện
(1): Điền ngày, tháng, năm lập biên bản
(2): Điền tên cơ quan LĐTBXH
(3): Điền địa chỉ, số điện thoại của bên A
(4): Điền người đại diện và chức vụ
(5): Điền tên Tổ chức huấn luyện
(6): Điền địa chỉ của bên B
(7): Điền tên người đại diện và chức vụ
(8); Điền tài khoản của bên B
(9): Điền kinh phí của lớp huấn luyện
(10): Điền số kinh phí bên A đã tạm ứng
(11): Điền số kinh phí còn lại của bên A phải trả
5. Những quy định của pháp luật về huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh an toàn lao động
– Cơ sở pháp lý: Thông tư 19/2017/TT- BLĐTBXH quy định như sau:
5.1. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
– Trường hợp người huấn luyện thực hiện huấn luyện cho Tổ chức huấn luyện đủ điều kiện hoạt động hoặc doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện:
+ Nội dung huấn luyện nghiệp vụ về an toàn, vệ sinh lao động gồm:
Chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; phương pháp phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác điều tra tai nạn lao động; nghiệp vụ công tác kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
+ Nội dung huấn luyện kỹ năng cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động gồm:
Kỹ năng biên soạn bài giảng; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; kỹ năng tổ chức khóa huấn luyện; kỹ năng sử dụng các loại phương tiện hỗ trợ huấn luyện.
+ Nội dung huấn luyện các chuyên đề bắt buộc gồm:
An toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất, lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị điện; an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động hóa chất; an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng hoặc khai thác khoáng sản; an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
+ Các nội dung huấn luyện chuyên sâu khác phù hợp với năng lực của người huấn luyện và do người huấn luyện đăng ký tham dự.
+ Thời gian huấn luyện: Tổng thời gian huấn luyện là 80 giờ đối với nội dung huấn luyện theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này, không bao gồm thời gian sát hạch. Đối với các nội dung huấn luyện chuyên sâu khác theo quy định tại điểm d khoản này, thời gian huấn luyện ít nhất 4 giờ đối với mỗi chuyên đề.
– Trường hợp người huấn luyện chỉ thực hiện huấn luyện đối tượng nhóm 4 tại doanh nghiệp hoặc người huấn luyện thực hành:
+ Nội dung huấn luyện nghiệp vụ: Chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; phương pháp phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
+ Nội dung huấn luyện kỹ năng: Kỹ năng biên soạn bài giảng; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; kỹ năng tổ chức khóa huấn luyện; kỹ năng sử dụng các loại phương tiện hỗ trợ huấn luyện.
+ Tổng thời gian huấn luyện là 40 giờ đối với nội dung huấn luyện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, không bao gồm thời gian sát hạch.
– Chương trình huấn luyện thực hiện theo Chương trình khung huấn luyện tại Phụ lục I, được ban hành kèm theo Thông tư này.
5.2. Quy trình thực hiện hỗ trợ chi phí huấn luyện
– Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động
+ Người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ gửi Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí huấn luyện theo Mẫu 01 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, kèm theo hóa đơn thu tiền của tổ chức huấn luyện và bản sao thẻ an toàn đã được cấp để được hỗ trợ chi phí huấn luyện.
+ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thanh toán chi phí hỗ trợ huấn luyện cho người lao động trong vòng 14 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Hỗ trợ chi phí huấn luyện thông qua Tổ chức huấn luyện
Tổ chức huấn luyện gửi Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí huấn luyện (nêu rõ tên và số tài khoản nhận hỗ trợ) theo Mẫu số 02 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này về cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư này, kèm theo các giấy tờ chứng minh việc tổ chức lớp huấn luyện như sau:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí huấn luyện của người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Mẫu số 01 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Dự toán chi phí tổ chức huấn luyện theo Mẫu số 03 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Danh sách người huấn luyện theo Mẫu số 04 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo bản sao hồ sơ chứng minh năng lực của người huấn luyện;
+ Danh sách người tham dự huấn luyện theo Mẫu số 05 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Quyết định cấp thẻ an toàn theo Mẫu số 06 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo danh sách người được cấp thẻ;
+ Hợp đồng huấn luyện, Mẫu số 07 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Biên bản thanh lý Hợp đồng huấn luyện, Mẫu số 08 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Các chứng từ chỉ tiêu có liên quan đến huấn luyện (để đối chiếu, tổ chức huấn luyện trực tiếp thực hiện lưu giữ theo quy định hiện hành).