Để thuận lợi cho quá trình nộp cũng như quản lý về việc nộp thuế cho cơ quan thu thuế, pháp luật nước ta đã quy định mỗi cá nhân, hay tổ chức kinh doanh khi đăng ký thủ tục thành lạp doanh nghiệp hay cơ sở kinh doanh sẽ được cấp một mã số thuế. Vậy, mã số thuế là gì?
Mục lục bài viết
1. Mã số thuế là gì?
Theo quy định tại
Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.”
Như vậy, mã số thuế chính là một dãy các con số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức khi thành lập doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh hoặc những người có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Mục đích của việc cấp mã số thuế là nhằm phân biệt được từng người nộp thuế và thuận lợi cho quá trình quản lý cũng như giám sát hoạt động của các doanh nghiệp.
Hiện nay, pháp luật nước ta quy định mã số thuế cũng chính là mã số doanh nghiệp của các công ty hay cơ sở kinh doanh. Theo đó, mã số doanh nghiệp chính là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Để thuận tiện cho quá trình quản lý doanh nghiệp nhà nước ta quy định mỗi doanh nghiệp chỉ có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Mã số này được cơ quan nhà nước cấp sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trên đó có chứa một dãy số gọi là mã số doanh nghiệp và cũng chính là mã số thuế.
Mã số thuế trong tiếng Anh là Tax Identification Number
2. Ý nghĩa của các con số trên mã số thuế:
Cấu trúc của mã số thuế như sau:
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 – N11N12N13
Trong đó:
Nhóm mã số thuế 10 số:
–Hai chữ số đầu N1N2 là số phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế được quy định theo danh Mục mã phân Khoảng tỉnh (đối với mã số thuế cấp cho người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, nhóm cá nhân và cá nhân kinh doanh) hoặc số không phân Khoảng tỉnh cấp mã số thuế (đối với mã số thuế cấp cho các cá nhân khác).
– N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong Khoảng từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
Nhóm mã số thuế 13 số:
– Mười số từ N1 đến N10 được cấp cho đơn vị chính và doanh nghiệp thành viên.
– Dấu gạch ngang là ký tự để phân tách nhóm 10 số đầu và nhóm 3 số cuối.
– Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999 được đánh theo từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh của người nộp thuế độc lập và đơn vị chính
Lưu ý:
Mã số thuế gồm 13 số được cấp cho:
Các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của
– Sau đây gọi chung là “đơn vị trực thuộc”. Đơn vị có “đơn vị trực thuộc” được gọi là “đơn vị chủ quản” trong Thông tư này.
– Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng, hiệp định dầu khí, Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng, hiệp định dầu khí theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
– Các địa Điểm kinh doanh của hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh trong trường hợp các địa Điểm kinh doanh trên cùng địa bàn cấp huyện nhưng khác địa bàn cấp xã.
Mã số thuế có 10 số được cấp cho các tổ chức kinh tế sau:
– Những cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, Các tổ chức hộ gia đình cá nhận có hoạt động kinh doanh, sản xuất cũng như cung cấp hàng hóa và dịch vụ
– Các tổ chức được ủy quyền thu lệ phí, Các cá nhân tổ chức có trách nhiệm nộp thuế và khấu trừ vào ngân sách nhà nước theo luật pháp
– Các tổ chức liên quan đến thuế: Ban quản lý dự án , các đơn vị sự nghiệp các tổ chức cá nhân mà không phát sinh thêm nghĩa vụ nộp thuế hoặc tiếp nhận đơn hàng từ nước ngoài.
– Các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam , các cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với luật pháp của nước Việt Nam.
– Các tổ chức cá nhân mà có phát sinh khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước.
3. Quy trình cấp mã số thuế:
Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế theo quy định tại Điều 21 của Luật quản lý thuế. Cụ thể:
– Tổ chức kinh tế và tổ chức khác được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
– Cá nhân được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời cũng là mã số thuế của cá nhân khi cá nhân phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
– Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác.
– Mã số thuế của tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng cho, thừa kế được giữ nguyên.
– Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân là đại diện hộ kinh doanh. Khi đại diện hộ kinh doanh chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh được cấp mã số thuế theo mã số thuế của đại diện hộ kinh doanh mới. Trường hợp hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, mã số thuế của đại diện hộ kinh doanh được sử dụng là mã số thuế của cá nhân đó.
– Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh khi thay đổi đại diện hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế để cấp lại mã số thuế. Trường hợp đại diện hộ kinh doanh mới đã được cấp mã số thuế cá nhân thì sử dụng mã số thuế đó.
Lưu ý:
Mã số thuế 10 số được cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ của mình trước pháp luật (sau đây gọi là “Đơn vị độc lập”); đại diện hộ kinh doanh và cá nhân khác quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Thông tư Thông tư 95/2016/TT-BTC, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
Mã số thuế 13 số được cấp cho:
+ Các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; các đơn vị phụ thuộc của các tổ chức kinh tế, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và có phát sinh nghĩa vụ thuế.
Sau đây gọi chung là “đơn vị trực thuộc”. Đơn vị có “đơn vị trực thuộc” được gọi là “đơn vị chủ quản” trong Thông tư này.
+ Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng, hiệp định dầu khí, Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng, hiệp định dầu khí theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
+ Các địa Điểm kinh doanh của hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh trong trường hợp các địa Điểm kinh doanh trên cùng địa bàn cấp huyện nhưng khác địa bàn cấp xã.
4. Sử dụng mã số thuế thế nào là đúng pháp luật:
Người nộp thuế phải sử dụng mã số thuế được cấp theo quy định tại Điều 28 Luật quản lý thuế. Cụ thể:
– Người nộp thuế sử dụng mã số thuế để thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và thực hiện các thủ tục về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.
– Doanh nghiệp, tổ chức đã được cấp mã số thuế nếu phát sinh các hoạt động sản xuất kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh sang địa bàn tỉnh, thành phố khác nhưng không thành lập chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc hoặc có cơ sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) trên địa bàn khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, thuộc đối tượng được hạch toán Khoản thu của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật quản lý thuế, thì được sử dụng mã số thuế đã cấp để khai thuế, nộp thuế với cơ quan thuế tại địa bàn nơi phát sinh hoạt động kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh.
– Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh có từ 02 (hai) địa Điểm kinh doanh trở lên và mỗi địa Điểm kinh doanh do một cơ quan thuế quản lý thì sử dụng mã số thuế đã cấp để kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế tại địa bàn nơi có địa Điểm kinh doanh.
– Cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân, khi phát sinh hoạt động kinh doanh, nếu cá nhân là đại diện hộ kinh doanh thì sử dụng mã số thuế của mình để kê khai, nộp thuế cho hoạt động kinh doanh và ngược lại.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân phải sử dụng mã số thuế cá nhân của mình để kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân của bản thân chủ doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp doanh nghiệp tư nhân phát sinh nghĩa vụ khấu trừ, nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho các cá nhân làm việc tại doanh nghiệp tư nhân thì sử dụng mã số thuế của doanh nghiệp tư nhân để kê khai, khấu trừ, nộp thay.
+) Cá nhân là người phụ thuộc khi phát sinh nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước thì sử dụng mã số thuế đã được cấp cho người phụ thuộc để khai thuế, nộp thuế đối với các nghĩa vụ phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế căn cứ vào hồ sơ phát sinh nghĩa vụ thuế lần đầu, thực hiện chuyển mã số thuế của người phụ thuộc thành mã số thuế của người nộp thuế để hạch toán nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật quản lý thuế 2019;
– Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế.