Khi tiến hành nghiệm thu kỹ thuật lắp ráp thì cần lập thành biên bản để ghi lại quá trình nghiệm thu. Vậy mẫu biên bản nghiệm thu kỹ thuật lắp ráp bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu kỹ thuật lắp ráp là gì?
Mẫu biên bản nghiệm thu kỹ thuật lắp ráp là mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành nghiệm thu kỹ thuật lắp ráp. Mẫu biên bản nghiệm thu kỹ thuật lắp ráp nêu rõ thông tin về thiết bị được nghiệm thu, thành phần nghiệm thu, thời gian nghiệm thu, kết luận của cơ quan nghiệm thu, đánh gia nghiệm thu…
Mẫu biên bản nghiệm thu kỹ thuật lắp ráp là mẫu biên bản được dùng để ghi chép lại quá trình nghiệm thu kỹ thuật lắp ráp khi tiến hành nghiệm thu kỹ thuật lắp ráp. Mẫu biên bản nghiệm thu kỹ thuật lắp ráp là căn cứ để chứng minh về việc công trình xây dựng đã được nghiệm thu kỹ thuật lắp ráp.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu kỹ thuật lắp ráp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–o0o———
…., ngày….tháng….năm….
BIÊN BẢN SỐ ….
NGHIỆM THU KĨ THUẬT LẮP RÁP
CÔNG TRÌNH ………(Tên công trình: nhà ở, biệt thự, chung cư, …..)
1.Thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu:
Kĩ thuật lắp ráp tại………. (nêu rõ địa chỉ đặt hệ thống) (1)
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu: (2)
a) Người giám sát thi công xây dựng hệ thống chống sét của Chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công xây dựng công trình.
3. Thời gian nghiệm thu: (3)
Bắt đầu: ………… ngày………. tháng……… năm……….
Kết thúc: ……….. ngày………. tháng……… năm……….
Tại: ……
4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện: (4)
a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu
– Quyết định các giai đoạn thi công kĩ thuật lắp ráp
– Đơn xác nhận đã hoàn thành hệ thống lắp ráp của người phụ trách công trình lắp ráp đó.
– Đơn xin nghiệm thu công trình của Chủ nhà thầu
b) Về chất lượng lắp đặt thiết bị
– Đã đúng kĩ thuật theo tiêu chuẩn chưa?
– Các thiết bị có nguồn gốc như thế nào?
c) Các ý kiến khác nếu có.
d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
5. Kết luận: (5)
Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.
Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
(của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).
- (Ghi rõ họ tên, chức vụ)
KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(của Nhà thầu thi công xây dựng công trình)
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền địa chỉ đặt hệ thống
(2): Điền thành phần trực tiếp nghiệm thu:
(3): Điền thời gian nghiệm thu
(4) : Điền đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện
(5): Điền kết luận
4. Quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn xây dựng:
– Cơ sở: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD
* Lắp ráp các công trình bằng thép
– Các kết cấu thép có kích thước lớn, phải được gia cường bằng các thiết bị giằng chống tạm, bảo đảm ổn định khi cẩu lắp.
– Lối đi lại từ giàn vì kèo này sang giàn vì kèo khác, phải lát ván và làm lan can bảo vệ. Không được đi lại trên các giằng chống gió, thanh chéo hoặc xà gồ và trên các thanh cánh thượng của giàn vì kèo. Chỉ được đi lại trên thanh cánh hạ của giàn, khi có dây cáp căng dọc theo giàn để móc dây an toàn. Lối đi lại trên mái hoặc cánh trên của giàn thép, phải làm rộng ít nhất là 0,5 m và có lan can bảo vệ cao 1,0 m.
– Trước khi cẩu chuyển kết cấu thép, phải kiểm tra kỹ các vị trí buộc móc và bảo đảm các dây cáp căng đều. Không được buộc móc vào các thanh giằng, bản nối liên kết.
– Không được lắp khung cửa trời chung với giàn. Khi lắp khung cửa trời, người lao động phải đứng trên sàn thao tác và đeo dây an toàn. Công việc lắp ráp phải theo đúng trình tự thiết kế đã quy định.
– Chỉ được tháo móc cẩu ra khỏi kết cấu đã lắp vào vị trí, sau khi đã đảm bảo các liên kết theo các yêu cầu sau:
+ Đối với cột, phải có ít nhất 4 bulông neo giữ ở các phía hoặc giữ bằng khung dẫn và dây chằng;
+ Đối với giàn vì kèo, sau khi đã lắp xong các xà gồ, các thanh giằng với các giàn đã được lắp đặt và cố định trước;
+ Đối với dầm cầu trục, sau khi đã bắt chặt ít nhất là 50 % số bulông hoặc đinh tán theo quy định của thiết kế;
+ Đối với các kết cấu hàn, dùng bulông tạm thời bắt vào tất cả các lỗ bulông. Nếu không có lỗ bắt bulông, phải dùng đồ gá chuyên dùng để xiết chặt;
+ Đối với kết cấu tấm mỏng tán đinh, sau khi đã bắt bulông với số lượng ít nhất bằng 20 % số lỗ theo chu vi;
+ Đối với ống dẫn, sau khi đã lắp toàn bộ bulông ráp hoặc hàn được 20 % chiều dài đường hàn theo quy định của thiết kế;
+ Đối với kết cấu mái, phải được thực hiện theo quy định tại 2.8.
– Lắp ráp các công trình như bể chứa, ống dẫn hơi ở độ cao từ 2 m trở lên phải có sàn thao tác.
– Việc lắp dựng kết cấu thép chỉ được tiến hành khi các móng, chân đế bằng bê tông có đủ độ cứng cần thiết để chịu tải trọng của kết cấu thép.
* Công tác lắp ráp thiết bị công nghệ và đường ống dẫn
– Yêu cầu chung:
– Tất cả các công việc có sử dụng tới thiết bị chạy bằng điện, các thiết bị nâng chuyển phải thực hiện theo đúng các quy định tại 2.5 và 2.6 và các quy định hiện hành về kỹ thuật an toàn sử dụng thiết bị nâng.
– Các rãnh, hố ở móng thiết bị, chỗ người lao động qua lại phải được che đậy kín; phải có các chỉ dẫn cảnh báo phù hợp.
– Khi tẩy rửa các lớp bảo quản ở các thiết bị công nghệ và các đường ống dẫn, phải dùng các dung dịch kiềm không độc hại. Trước khi cẩu đặt thiết bị lên cao, phải cọ sạch đất cát và các chất bẩn khác bám dính vào thiết bị.
– Khi phải thi công dưới các thiết bị đang lắp ráp, hoặc các thiết bị đang còn kê tạm bằng kích hoặc đang treo trên dây cáp, phải bảo hiểm bằng cách đặt dưới các thiết bị đó các giá đỡ đã được tính toán chịu được tải trọng của thiết bị.
– Việc cân bằng tĩnh rôto máy nén tuabin, máy bơm,…phải thực hiện trên các trụ đỡ bắt chặt trên các giá chắc chắn. Sức nâng của giá và trục đỡ không dưới 1,5 lần trọng lượng rôto. Các trụ đỡ này phải cao bằng nhau và có che chắn để phòng rôto lăn, trôi bất ngờ.
– Khi lắp ráp thiết bị hình trụ và các thùng chứa ghép bằng nhiều đoạn phải có chèn để đề phòng thiết bị lăn bất ngờ.
– Khi lắp ráp các thiết bị, các đường ống dẫn bằng phương pháp nối dài ra hoặc nối cao lên phải cố định chúng chắc chắn, không được để ở trạng thái treo lơ lửng.
– Những thiết bị lắp dựng theo chiều đứng, nếu khung của thiết bị đó không đủ để ổn định, cần phải chằng giữ đúng theo biện pháp thi công và ít nhất phải có 3 dây chằng. Chỉ được tháo dây ra khi thiết bị đã được cố định chắc chắn.
– Không được lắp ráp các chi tiết, các khớp nối của các thiết bị, các đường ống dẫn vào những thiết bị, đường ống tương tự đang hoạt động.
– Phải thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ người lao động khỏi tác động của dòng điện khi lắp ráp các thiết bị, các đường ống gần các đường dây tải điện.
– Khi tiến hành kiểm tra, lắp ráp, sửa chữa hoặc tháo dỡ các thiết bị, các đường ống dẫn trong môi trường có hơi, khí độc hoặc thiết bị, đường ống đó đã từng có hơi, khí độc, phải có biện pháp thi công an toàn; phải tiến hành kiểm tra đảm bảo thiết bị hoặc phần đường ống đó đã được tẩy sạch các chất độc hại.
– Lắp ráp các thiết bị, các đường ống dẫn trong điều kiện có nguy cơ cháy nổ phải đảm bảo:
+ Sử dụng các dụng cụ đồ nghề làm từ kim loại màu hoặc được mạ đồng, không có khả năng phát sinh ra tia lửa. Chỉ được phép làm ấm máy (nếu cần thiết) bằng nước nóng hoặc hơi nóng;
+ Không được dùng giẻ tẩm dầu để lau chùi thiết bị. Giẻ có dính dầu mỡ phải tập trung lại, để trong thùng sắt, khi xong việc phải mang ra khỏi phòng;
+ Không được ném các chi tiết máy, các đồ vật bằng kim loại có thể phát sinh ra tia lửa;
+ Không được đi giày đế có đóng đinh hay cá sắt.
– Khi lắp ráp các thiết bị ôxi, không được dùng giẻ để lau hoặc đòn kê có dính dầu mỡ.
– Khi tháo dỡ thiết bị, đường ống phải bảo đảm độ ổn định của các cụm thiết bị còn lại. Phải thường xuyên theo dõi độ ổn định của các cụm thiết bị đó. Chỉ được bắt đầu tháo dỡ sau khi thiết bị, phần đường ống cần tháo dỡ đã được tách hẳn với mạch điện bên ngoài và các đầu mối khác. Chỉ nâng hạ các phần đã tháo dỡ khi đã bảo đảm chắc chắn không bị vướng.
* Lắp ráp các thiết bị công nghệ
– Lắp ráp các thiết bị nâng phải tuân thủ theo đúng các quy định tại 2.6 và các quy định hiện hành khác về kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng.
– Lắp ráp các thiết bị nhiệt năng phải tuân thủ các quy định hiện hành về kỹ thuật an toàn đối với nồi hơi.
– Chỉ được phép tiến hành lắp đặt các thiết bị công nghệ khi có hồ sơ kỹ thuật, các hướng dẫn về lắp ráp, vận hành và biện pháp thi công, biện pháp an toàn.
– Phải thực hiện mọi biện pháp đề phòng động cơ điện tự hoạt động trở lại, khi lắp đặt các thiết bị công nghệ có truyền động điện.