Nếu không có các công trình thăm dò sẽ không nắm được các thông tin, số liệu về nguồn nước (vị trí, độ sâu phân bố, số lượng, chất lượng nước và khai thác được trong thời gian bao lâu). Do đó, cần thiết phải thực hiện thăm dò nước dưới đất.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
- 3 3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
- 4 4. Các quy định liên quan đến việc cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
- 4.1 4.1. Hồ sơ cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
- 4.2 4.2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
- 4.3 4.3. Cơ quan thực hiện thủ tục cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
- 4.4 4.4. Phí, lệ phí cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
- 4.5 4.5. Yêu cầu, điều kiện cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất là gì?
Mẫu đơn xin cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất là mẫu đơn được lập ra bởi cá nhân/ tổ chức để xin được cấp giấy phép thăm dò phần nước dưới đất. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của cá nhân, tổ chức đề nghị, lý do xin cấp giấy phép…
Mẫu đơn xin cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất là mẫu đơn được sử dụng để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất để cá nhân/ tổ chức có thể thực hiện hoạt động thăm dò một cách hợp pháp
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Kính gửi:…..(1)
1. Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép:
1.1. Tên tổ chức/cá nhân (đối với tổ chức ghi đầy đủ tên theo Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh; đối với cá nhân ghi đầy đủ họ tên theo Chứng minh nhân dân):………
1.2. Số Giấy đăng ký kinh doanh, nơi cấp, ngày cấp hoặc số Quyết định thành lập, cơ quan ký quyết định (đối với tổ chức)/số Chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp (đối với cá nhân): …….
1.3. Địa chỉ (đối với tổ chức ghi địa chỉ trụ sở chính theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập; đối với cá nhân ghi địa chỉ hộ khẩu thường trú): ………
1.4. Điện thoại: …… Fax:….… Email: …..
2. Nội dung đề nghị cấp phép:
2.1.Vị trí công trình thăm dò: …………(2)
2.2. Mục đích thăm dò:………………..(3)
2.3. Quy mô thăm dò: ……………… (4)
2.4. Tầng chứa nước thăm dò……….(5)
2.5. Thời gian thi công: …………… (6)
3. Giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo Đơn này gồm có:
– Đề án thăm dò nước dưới đất (công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên).
– Thiết kế giếng thăm dò (đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm).
– Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
4. Cam kết của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép:
– (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) cam kết chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của Giấy phép và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
– (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) đã gửi một (01) bộ Hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố……………….(7)
Đề nghị (tên cơ quan cấp phép) xem xét, phê duyệt Đề án và cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất cho (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép)./
……ngày…… tháng…… năm…….
Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép
Ký, ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu có)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp tỉnh đối với trường hợp cấp phép thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 28 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước).
(2) Ghi rõ địa chỉ cụ thể hoặc thôn/ấp…..xã/phường….huyện/quận….tỉnh/thành phố….. nơi bố trí công trình khai thác nước dưới đất; trường hợp công trình khai thác bố trí trong nhiều đơn vị hành chính thì ghi cụ thể số lượng giếng khai thác trên từng đơn vị hành chính.
(3) Ghi rõ khai thác nước dưới đất để cấp nước cho mục đích: sinh hoạt, sản xuất, tưới, nuôi trồng thủy sản… Trường hợp khai thác nước dưới đất để cấp nước cho nhiều mục đích thì ghi rõ lưu lượng để cấp cho từng mục đích.
(4) Ghi rõ quy mô thăm dò
(5) ) Ghi rõ tầng chứa nước khai thác; trường hợp khai thác nước dưới đất trong nhiều tầng chứa nước thì ghi rõ lưu lượng khai thác trong từng tầng chứa nước. Ghi rõ số lượng giếng khai thác hoặc số hố đào/hành lang/mạch lộ/hang động. Trường hợp khai thác nước dưới đất trong nhiều tầng chứa nước thì ghi rõ số lượng giếng trong từng tầng chứa nước.
(6) Ghi rõ thời gian thi công: …năm
(7) Tổ chức/cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố nơi đặt công trình thăm dò khai thác.
4. Các quy định liên quan đến việc cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
Căn cứ pháp lý:
– Luật Tài nguyên nước 2012 số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012.
– Nghị định 201/2013 NĐ_CP quy định chi tiết một số điều của Luật tài nguyên nước.
– Thông tư 27/2014 TT-BTNMT Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ hơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
4.1. Hồ sơ cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 về hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên. Thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm.”
Khoản 1 Điều 31 về Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;
c) Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên. Hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;
d) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Số lượng hồ sơ: 2 bộ
4.2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp hồ sơ và phí thẩm định hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đúng, đủ, tính hợp lệ của hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đúng, đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và quyết định cấp phép: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ.
– Nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo.
– Nếu đủ điều kiện cấp phép thì Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép.
– Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì Sở ra văn bản
– Trường hợp không đủ điều kiện, thì Sở ra văn bản trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu.
Bước 4: Đến ngày hẹn trong giấy biên nhận, đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường để nhận kết quả theo các bước sau:
– Nộp giấy biên nhận;
– Nhận kết quả
– Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.3. Cơ quan thực hiện thủ tục cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố có liên quan.
4.4. Phí, lệ phí cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
– Phí thẩm định:
Loại đề án, báo cáo | Mức thu (VNĐ/Đề án, báo cáo) |
Đề án thiết kế giếng có lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm | 300.000 đồng/đề án, báo cáo |
Đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng nước từ 200m3/ngày đêm đến dưới 500m3/ngày đêm | 800.000 đồng/đề án, báo cáo |
Đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng nước từ 1.000m3/ngày đêm đến dưới 3.000m3/ngày đêm | 3.500.000 đồng /đề án, báo cáo |
– Lệ phí cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất: 120.000 đồng /giấy phép.
4.5. Yêu cầu, điều kiện cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
– Đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước. Nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
– Đề án phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Thông tư số: 56/2014/TT-BTNMT ngày 24/9/2014 của Bộ TNMT.
Cấp phép thăm dò nước dưới đất là công cụ phục vụ cho công tác quản lý nguồn nước, là bước phân phối đầu tiên về tài nguyên nước. Bởi vì, thăm dò là tiền đề cho khai thác, trên một khu vực nếu thăm dò có nước thì sẽ chuyển sang khai thác. Cấp phép thăm dò nước dưới đất là để bảo vệ nguồn tài nguyên nước, vì khi thăm dò nhất là khoan thăm dò nếu không có các biện pháp kỹ thuật tốt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
Như vậy theo quy định của pháp luật, Các Tổ chức, cá nhân muốn khai thác nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.