Điều tra viên có quyền xem xét dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án trên thân thể người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ,... Khi tiến hành hoạt động này, điều tra viên phải tiến hành lập biên bản.
Mục lục bài viết
1. Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể là gì?
Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể là văn bản do điều tra viên lập ra với nội dung chủ yếu là ghi nhận sự kiện, nội dung, kết quả xem xét dấu vết trên thân thể của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị hại, bị can, người làm chứng.
Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể dùng để ghi chép nội dung buổi xem xét và kết quả xem xét dấu vết trên thân thể. Là căn cứ để chứng minh tính hợp pháp trong quá trình tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể.
2. Mẫu biên bản xem xét dấu vết trên thân thể:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN XEM XÉT DẤU VẾT TRÊN THÂN THỂ
Hồi …………. giờ …………. ngày …………. tháng ……… năm ……. tại………………
Chúng tôi gồm:
Ông/bà: ………….. Điều tra viên
thuộc Cơ quan…………….
Ông/bà: ……….. là người chứng kiến
Ông/bà(1) ……………..
Căn cứ Điều 178 và Điều 203 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiến hành lập biên bản xem xét dấu vết trên thân thể đối với ……..(2):
Họ tên: …………………. Giới tính:…….
Tên gọi khác: ………………….
Sinh ngày…………… tháng …………. năm ……………….. tại:………..
Quốc tịch:…………; Dân tộc:………….; Tôn giáo: ………….
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:…….
cấp ngày…………tháng ……….. năm ………….Nơi cấp: ……….
Nghề nghiệp: ……………
Nơi cư trú: ……………..
Khi xem xét thân thể của(2) ………….
chúng tôi phát hiện thấy có dấu vết ở các vị trí trên thân thể như sau(3):
………….
Người được xem xét dấu vết trên thân thể trình bày như sau(4) :
………….
Ngoài những dấu vết trên, chúng tôi không phát hiện dấu vết nào khác.
Việc xem xét dấu vết trên thân thể kết thúc hồi ……….. giờ ……… ngày……..tháng …….. năm
Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây. Biên bản này được lập thành hai bản đưa vào hồ sơ vụ án.
NGƯỜI ĐƯỢC XEM XÉT
DẤU VẾT TRÊN THÂN THỂ
ĐIỀU TRA VIÊN
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
3. Hướng dẫn mẫu biên bản xem xét dấu vết trên thân thể chi tiết nhất:
(1) Trường hợp cần thiết có bác sĩ tham gia;
(2) Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị hại hoặc người làm chứng;
(3) Ghi rõ vị trí, kích thước, đặc điểm, tình trạng của dấu vết; có thể chụp ảnh, vẽ sơ đồ của dấu vết. Trường hợp cần thiết thì tiến hành trưng cầu giám định. Việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành.
(4) Ghi rõ lý do có dấu vết đó.
4. Các vấn đề về xem xét dấu vết trên thân thể:
Mỗi vụ việc phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự xảy ra tất yếu làm xuất hiện và tồn tại dấu vết hình sự khác nhau. Mỗi dấu vết hình sự lại chứa đựng những thông tin nhất định phản ánh diễn biến, bản chất của vụ việc đã xảy ra, nói cách khác dấu vết hình sự là hệ quả tất yếu của vụ phạm tội và vụ việc mang tính chất hình sự. Do đó nếu phát hiện, thu thập đủ dấu dấu vết hình sự và khai thác triệt để thông tin từ chúng sẽ xác định được bản chất và những tình tiết khác liên quan đến các sự việc trên.
Dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự. Dấu vết trên thân thể cũng có thể là dấu vết hình sự.
Mỗi một dấu vết hình sự là một phần sự thật về các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự. Chúng mình là những “nhân chứng câm” của các vụ việc đó. Việc phát hiện đầy đủ các lại dấu vết và khai thác triệt để mọi thông tin từ chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, xử lý các vụ án hình sự. Qua việc nghiên cứu dấu vết hình sự, có thể làm rõ được một số vấn đề cơ bản sau:
– Nội dung, tính chất của vụ việc, quá trình diễn biến của vụ việc đó.
– Phương thức, thủ đoạn và công cụ, phương tiện phạm tội; thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc.
– Truy nguyên đối tượng để lại dấu vết.
– Nhận định về điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa;
– Những thông tin từ các loại dấu vết được phát hiện, thu lượm còn là cơ sở để dựng lại hiện trường phục vụ cho việc điều tra vụ án sau này.
Để phát hiện dấu vết trên thân thể nói riêng và dấu vết hình sự nói chung hiệu quả, người ta thường sử dụng hai phương pháp sau:
– Quan sát đề phát hiện dấu vết: Nghĩa là sự dụng thị giác để phát hiện dấu vết trên các vật mang dấu vết khác nhau. Phương pháp này thường có hiệu quả khi phát hiện các dấu vết tương đối lớn hoặc có màu sắc tương phản với màu của vật mang vết.
– Phán đoán nơi có dấu vết: là phương pháp dựa vào quy luật phản ánh của tội phạm và sự thống nhất của dấu vết trong hệ thống dấu vết tại hiện trường để suy luận logic nơi dấu vết tồn tại và nơi có thể có dấu vết để phát hiện chúng.
Đối với xem xét dấu vết trên thân thể thường sử dụng phương pháp ghi nhận dấu vết là chụp ảnh dấu vết: trong mọi trường hợp, dấu vết phát hiện được đều phải chụp ảnh để ghi nhận, ảnh chụp dấu vết gồm hai loại. Loại ảnh thứ nhất phải phản ánh được vị trí, chiều hướng, trạng thái và mối tương quan của dấu vết với vật mang vết và các dấu vết khác trên hiện trường. Trước khi chụp phải đặt số dấu vết (theo trình tự phát hiện) bên cạnh dấu vết. Loại ảnh này thường là ảnh toàn cảnh hay ảnh từng phần hiện trường. Loại ảnh thứ hai là ảnh chi tiết dấu vết. Khi chụp loại ảnh này phải tuân theo nguyên tắc chụp ảnh dấu vết, vật chứng.
4.1. Xem xét dấu vết trên thân thể:
Điều 203
– Khi cần thiết, Điều tra viên tiến hành xem xét dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án trên thân thể người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị hại, người làm chứng. Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định.
– Việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trường hợp cần thiết thì có thể mời bác sĩ tham gia.
Nghiêm cấm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xem xét dấu vết trên thân thể.
Khi xem xét dấu vết trên thân thể phải lập biên bản mô tả dấu vết để lại trên thân thể; trường hợp cần thiết phải chụp ảnh, trưng cầu giám định. Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, cụ thể:
4.2. Biên bản điều tra:
Khi tiến hành hoạt động điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.
Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều này. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.
Việc lập biên bản trong giai đoạn khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.
4.3. Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra:
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tuân thủ pháp luật khi tiến hành hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này.
Mọi hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
4.4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên:
– Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
+ Lập hồ sơ vụ án hình sự;
+ Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
+ Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;
+ Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;
+ Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;
+ Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này.
– Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình.