Nhà nước ta luôn chú trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cũng như có những chính sách đãi ngộ, trợ cấp cho đội ngũ giáo viên. Vậy đối với trường hợp giáo viên nghỉ hưu hay đã từ trần thì có được hưởng trợ cấp hay không?
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ khai đề nghị giải quyết trợ cấp dành cho giáo viên là gì?
Mẫu tờ khai đề nghị giải quyết trợ cấp dành cho giáo viên được ban hành theo Nghị định 14/2020/NĐ-CP của Chính phủ, là mẫu tờ khai được lập ra bởi cá nhân gửi tới chủ thể có thẩm quyền để khai về việc đề nghị giải quyết trợ cấp dành cho giáo viên.
Mẫu tờ khai đề nghị giải quyết trợ cấp dành cho giáo viên được cá nhân sử dụng để gửi tới chủ thể có thẩm quyền để khai về việc đề nghị giải quyết trợ cấp dành cho giáo viên.
2. Mẫu tờ khai đề nghị giải quyết trợ cấp dành cho giáo viên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–
TỜ KHAI
ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRỢ CẤP THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ …/2020/NĐ-CP
(Đối với nhà giáo đề nghị hưởng trợ cấp theo Nghị định số …/2020/NĐ-CP)
Tên tôi là: ………..
Số CMND (hoặc Số thẻ căn cước công dân): ……….
Hiện cư trú tại (ghi rõ số nhà, xóm, xã, huyện, tỉnh): ……….
Là (*)…….. của ông/bà ……. đã được hưởng chế độ hưu trí từ ngày …. tháng …. năm ….. và từ trần ngày … tháng …. năm …….
Ông/Bà …….. trước khi nghỉ hưu làm việc tại: ……. và trước khi từ trần nhận lương hưu tại: ……..và có thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục như sau:
Thời gian công tác | Thời gian đề nghị tính trợ cấp | Chức vụ, Đơn vị công tác | Ghichú | ||
Từ tháng/năm | Đến tháng/năm | Năm | Tháng | ||
Cộng: | … | … |
Căn cứ quy định tại Nghị định số /2020/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2020 của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu; đại diện cho gia đình, tôi đề nghị được giải quyết hưởng trợ cấp theo quy định đối với ông/bà ………
Tôi xin thay mặt các thân nhân cam kết về nội dung kê khai và không để xảy ra tranh chấp về khoản tiền trợ cấp này, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
…., ngày … tháng … năm …
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết tờ khai đề nghị giải quyết trợ cấp dành cho giáo viên:
Lưu ý: (*) Quan hệ với nhà giáo đã từ trần (vợ, chồng, con…).
Người khai cần nêu rõ:
– Thông tin cá nhân
– Quan hệ với giáo viên được hưởng trợ cấp
– Tên giáo viên được hưởng trợ cấp
– Thời gian công tác, chức vụ, đơn vị công tác của giáo viên được hưởng trợ cấp
– Lý do đề nghị giải quyết trợ cấp.
4. Một số quy định về trợ cấp dành cho giáo viên:
4.1. Chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu:
Được quy định trong Nghị định số 14/2020/NĐ-CP
1. Điều kiện tính hưởng trợ cấp
Nhà giáo quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng chế độ trợ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành và tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 05 năm (đủ 60 tháng) trở lên;
2. Nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1994 đến ngày 31 tháng 5 năm 2011.
3. Đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2012. Trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu theo quy định của
2. Mức trợ cấp
1. Mức trợ cấp một lần bằng tiền, được tính như sau:
Số tiền trợ cấp = (lương hưu tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp
Trong đó:
a) Lương hưu tháng là mức lương hưu của tháng tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Số năm được tính trợ cấp là tổng thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành trong các cơ sở giáo dục, thời gian tham gia giảng dạy ở các lớp học được tổ chức tại các đơn vị thanh niên xung phong, nếu không liên tục thì được cộng dồn, không gồm thời gian đã hưởng phụ cấp thâm niên của lực lượng vũ trang và phụ cấp thâm niên của các ngành khác (nếu có) trong lương hưu.
Tháng lẻ từ 3 tháng đến 6 tháng được tính tròn là nửa năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 1 năm.
2. Trường hợp nhà giáo đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định tại Nghị định này, chưa được giải quyết chế độ mà từ trần từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 trở về sau thì đại diện theo ủy quyền của thân nhân người từ trần (bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuôi của người từ trần) làm hồ sơ và nhận chế độ trợ cấp theo quy định. Người đại diện theo ủy quyền của thân nhân nhà giáo đã từ trần chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ và khoản tiền trợ cấp nhận được.
Như vậy đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu để được hưởng trợ cấp cần phải có bảo hiểm xã hội được đóng từ 05 năm trở lên và nghỉ hưu trong trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1994 đến ngày 31 tháng 5 năm 2011.
4.2. Trợ cấp thôi việc cho giáo viên nghỉ việc theo nguyện vọng:
Theo quy định của tại Luật Viên chức 2010, giáo viên là viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc khi:
– Hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc.
– Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.
– Viên chức đơn phương chấm dứt
+ Trường hợp làm việc theo
+ Trường hợp làm việc theo
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng nêu trên, giáo viên nghỉ việc theo nguyện vọng sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc.
Về mức hưởng trợ cấp thôi việc của giáo viên được quy định như sau:
1. Đối với giáo viên làm việc từ ngày 31.12.2008 trở về trước
– Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
– Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng.
– Trường hợp giáo viên được tuyển dụng trước ngày 01.7.2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi giáo viên có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31.12.2008.
– Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01.7. 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31.12.2008.
2. Đối với giáo viên công tác từ 01.01.2009 đến nay
Trợ cấp thôi việc của giáo viên công tác từ năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp. Cụ thể:
– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở.
– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
4.3. Trợ cấp cho giáo viên giảng dạy tại vùng khó khăn:
Theo quy định tại Điều 6
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam được hưởng trợ cấp như sau:
1. Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung;
2. Trường hợp có gia đình chuyển đi theo thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi và hưởng trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho hộ gia đình;
3. Chỉ thực hiện một lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong cả thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg.
Đối với giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì sẽ được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung và chỉ được thực hiện một lần mức trợ cấp này.
4.4. Trợ cấp thất nghiệp cho giáo viên hợp đồng:
Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013, người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp với mức như sau:
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
Mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở, tức là 5 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng.