Để được phê duyệt một dự án thì ngoài đủ các điều kiện chủ đầu tư cần làm Đơn xin phê duyệt dự án để đề nghị lên các cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin phê duyệt dự án là gì?
Đơn xin phê duyệt dự án là văn bản được sử dụng trong trường hợp chủ đầu tư muốn xin phê duyệt dự án mà mình muốn thực hiện. Văn bản này được chủ đầu tư viết và gửi đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Mẫu đơn xin phê duyệt dự án là mẫu đơn được lập ra để xin được phê duyệt dự án. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung xin phê duyệt, thông tin dự án…
2. Mẫu đơn xin phê duyệt dự án:
CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN TRỰC TIÊP CHỦ ĐẦU TƯ
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
Hà nội, ngày …..tháng….. năm…
ĐƠN XIN PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(tên dự án)
Kính gửi :
– Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
– Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội.
– Căn cứ
– Căn cứ Luật Đấu thầu và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu;
– Căn cứ Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai của Chính phủ;
– Căn cứ Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo
– Căn cứ quyết định số………./QĐ-UB ngày……../……./…….. của UBND Thành phố về việc giao cho………..(tên cơ quan được giao làm chủ đầu tư) làm chủ đầu tư và lập dự án…………(tên dự án);
– Căn cứ quyết định số………./QĐ-UB ngày……../……./…….. của UBND Thành phố về việc kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư dự án………(tên dự án);
– Các căn cứ khác(nếu có) :……………………………;
(Tên chủ đầu tư) trình UBND Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội thẩm định và phê duyệt dự án theo các nội dung sau :
– Tên dự án : ……
– Chủ đầu tư :……
– Trụ sở : …………
– Điện thoại :………
– Đơn vị lập dự án đầu tư :………
– Trụ sở : ……
– Điện thoại :…………
– Giấy phép ĐKKD :………
– Chủ nhiệm lập dự án: ……
– Mục tiêu đầu tư :……………
– Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng :…………
– Địa điểm xây dựng : (phường/xã, quận/huyện, Thành phố Hà Nội.)…………
– Diện tích sử dụng đất: Trong đó :
– Diện tích đất thuộc phạm vi dự án : ………….… m2
+ Diện tích đất xây dựng công trình : …………..….m2
+ Diện tích đất xây dựng HTKT ngoài nhà : ………m2
– Diện tích đất tạm giao quản lý (nếu có) : ………..m2
– Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở) :
Các tiêu chuẩn thiết kế áp dụng : ……………
Các giải pháp kiến trúc, kết cấu, công nghệ :………
Tiêu chuẩn cấp công trình :………
Bậc chịu lửa :………
Các giải pháp kỹ thuật khác (nếu có).
Xác định rõ phương án lựa chọn xây dựng.
– Loại cấp công trình:……………
11. Tổng mức đầu tư (theo khái toán) :
Trong đó :
– Xây lắp : Triệu đồng.
– Thiết bị : Triệu đồng.
– Đền bù, hỗ trợ GPMB (tạm tính) : Triệu đồng.
– KTCB khác (tạm tính) : Triệu đồng.
– Dự phòng phí: Triệu đồng.
– Lãi suất vay (nếu có) : Triệu đồng.
Nguồn vốn đầu tư :
– Ngân sách cấp : (Ghi rõ nguồn vốn XDCB tập trung, vốn sự nghiệp…).
– Nguồn vốn khác :……
Hình thức quản lý dự án:………
Thời gian thực hiện dự án :………
Các nội dung khác:………
Kết luận:………
Chủ đầu tư kính trình UBND Thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét thẩm định và phê duyệt quyết định đầu tư theo quy định.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu.
Hồ sơ kèm theo:
CHỦ ĐẦU TƯ
(Thủ trưởng ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn xin phê duyệt dự án:
– Ghi đầy đủ thông tin trong mẫu đơn
– Chủ đầu tư kí và ghi rõ họ tên
– Gửi đơn lên Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư
4. Thông tin liên quan:
Muốn được phê duyệt một dự án thì cần có các quá trình chuẩn bị dự án, dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin về các bước chuẩn bị một sự án đầu tư.
– Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.
– Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư
– Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài
– Tìm kiếm, phát hiện khu đất để lập phương án đầu tư
– Xin giới thiệu địa điểm (hình thức Giao đất, cho thuê đất)
– m Đề xuất dự án đầu tư bao (hình thức Giao đất, cho thuê đất): gồm các nội dung nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án (theo quy định của Luật Đầu tư và
– Thỏa thuận thuê địa điểm; đề xuất nhu cầu sử dụng đất (hình thức Giao đất, cho thuê đất); trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư
– Lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất (theo 1 trong 3 hình thức: đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá, đấu thầu)
– Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư (hình thức giao đất, cho thuê đất). Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài, DA kinh doanh có điều kiện…)
– Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (gồm ba hình thức):
+ Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) nếu có;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi);
+ Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình (công trình tôn giáo; công trình có Tổng mức đầu tư < 15 tỉ không bao gồm tiền sử dụng đất).
– Lập, thẩm định và phê duyệt QH chi tiết/ QHTMB (hình thức giao đất, cho thuê đất):
+ Cấp giấy phép QH (nếu khu vực đó chưa phê duyệt quy hoạch 1/2000 quy hoạch 1/500);
+ Cấp chứng chỉ quy hoạch (nếu đã có QH 1/500)/ hoặc Thỏa thuận Quy hoạch kiến trúc (nếu đã có QH 1/2000…)/ hoặc Thông tin QH, kiến trúc (nếu chưa có QH);
+ Xin bổ sung quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng (nếu chưa có);
+ Lập quy hoạch chi tiết 1/2000 (nếu chưa có QH);
+ Lập quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1:500 hoặc Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc (nếu đã có QHCTXD 1/2000);
+ Thẩm định QHCTXD TL 1/500/ QH TMB và phương án thiết kế kiến trúc sơ bộ;
+ Phê duyệt QHCTXD TL 1/500/ Chấp thuận QH TMB và phương án kiến trúc sơ bộ.
– Thông báo thu hồi đất (hình thức Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư)
– Lấy ý kiến về thiết kế cơ sở
– Thông tin/ thỏa thuận về cấp nước, thoát nước, cấp điện (hình thức Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư/ giao đất, cho thuê đất)
– Thẩm duyệt thiết kế PCCC
– Chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở/ thẩm định, quyết định cho phép đầu tư dự án khu đô thị mới (hình thức Giao đất, cho thuê đất)
– Thẩm định; thẩm tra phục vụ công tác thẩm định (Nghị định số 59/2015/NĐ-CP Điều 10 Khoản 7 Điểm b và Điều 11 Khoản 5)
– Điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở (nếu có)
– Cam kết bảo vệ môi trường/ Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
– Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư/ giao đất, cho thuê đất)
– Công khai và thực hiện phương án đền bù giải phóng mặt bằng (hình thức đấu giá quyền sử dụng đất)
– Điều tra số liệu, lập, phê duyệt, công khai phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chi trả tiền đền bù, nhận mặt bằng; Thuê đơn vị lập hồ sơ định giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Thẩm định hồ sơ định giá, xác định đơn giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Phê duyệt đơn giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (hình thức giao đất, cho thuê đất)
– Hồ sơ xin giao đất/ thuê đất (hình thức giao đất, cho thuê đất)
– Trích đo bản đồ địa chính để điều chỉnh ranh khu đất, kiểm định bản đồ (hình thức giao đất, cho thuê đất)
– Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ tái định cư (hình thức giao đất, cho thuê đất)
-Thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất là căn cứ pháp lý để Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và chủ đầu tư thực hiện khảo sát, lập dự án đầu tư (hình thức giao đất, cho thuê đất)
Trên đây là thông tin của chúng tôi cung cấp về Mẫu đơn xin phê duyệt dự án và hướng dẫn viết đơn mới nhất và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.