Trong trường hợp nào thì phải chuyển vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng lên tòa án nhân dân cấp tỉnh?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi tôi tiến hành thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với anh Hùng tại
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo Khoản 5, Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự:
“5. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của tòa án:
a. Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 33 của BLTTDS; được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được
tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.b. Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.”
Vụ việc của bạn là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do đó không thuộc quy định tại Khoản 3 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2004:
“ Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện.”
Bạn nộp hồ sơ vụ án giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho Tòa án nhân dân huyện Anh Sơn và TAND huyện Anh Sơn đã thụ lý đúng thẩm quyền. Sau đó mới xảy ra sự kiện phát hiện có người có quyền và nghĩa vụ liên quan ở nước ngoài, cần phải tiến hành hoạt động ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam thì Tòa án nhân dân huyện Anh Sơn tiếp tục giải quyết vụ việc này chứ không cần phải tiến hành thủ tục chuyển vụ án lên tòa án nhân dân cấp tỉnh.
>>> Luật sư
Bạn có thể tham khảo thêm quy định không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án tại Điều 412 Bộ luật tố tụng dân sự 2004:
“Vụ việc dân sự đã được một tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền do Bộ luật này quy định thì phải được tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài”.