Chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng là cơ sở để các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Vậy trường hợp bị mất chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng thì phải làm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng là mẫu đơn được lập ra bởi cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền (Sở xây dựng) để đề nghị về việc cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin người làm đơn…
Mẫu đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng được cá nhân sử dụng để gửi tới cơ quan có thẩm quyền (Sở xây dựng) để đề nghị về việc cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng:
Lần đăng ký
cấp lại chứng chỉ
……………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
….., ngày… tháng … năm ……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ XÂY DỰNG
Kính gửi: Sở Xây dựng ………
1. Tên cá nhân:
2. Ngày, tháng, năm sinh:
3. Nơi sinh:
4. Quốc tịch:
5. Số chứng minh nhân dân (hoặc số hộ chiếu):
6. Nơi thường trú:
Số điện thoại liên hệ:
Email:
Website:
7. Địa chỉ nơi công tác (nếu có):
8. Số chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng đã được cấp:
9. Lý do xin cấp lại:
Đề nghị được cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng:….
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong đơn này và cam kết hành nghề theo đúng chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng:
Người làm đơn nêu rõ:
– Sở Xây dựng Thành phố nơi đăng ký cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng
– Thông tin cá nhân
– Địa chỉ nơi công tác
– Số chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng đã được cấp
– Nêu rõ lý do xin cấp lại (do đánh rơi, mất, hỏng, rách,…)
– Đề nghị được cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng (1/2/3)
4. Các quy định và thủ tục có liên quan:
Đối với một số lĩnh vực hoạt động xây dựng tại Việt Nam yêu cầu các cá nhân khi tham gia phải có chứng chỉ hành nghề. Các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng sẽ được chia thành hạng 1, 2 và 3. Tương ứng với mỗi hạng chứng chỉ sẽ có điều kiện năng lực khác nhau. Giống như cấp mới, việc cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng cũng cần đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.
4.1. Điều kiện cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng:
– Có đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ định giá xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo
– Có chứng chỉ cũ đối với trường hợp bị rách, nát. Có giấy xác minh của
– Có bản kê khai kết quả hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo chứng chỉ đã được cấp theo mẫu tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo
– 02 ảnh mầu cỡ 3×4 chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.
Như vậy, để được cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng cần có đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ định giá xây dựng, có giấy xác minh của
4.2. Thủ tục cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng:
– Người xin cấp lại chứng chỉ nộp 01 hồ sơ theo các điều kiện quy định nêu trên. Sở Xây dựng chỉ xem xét, cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng cho các cá nhân đủ thủ tục theo quy định (Sở Xây dựng thuộc địa phương nào cấp chứng chỉ trước đây thì Sở Xây dựng đó cấp lại chứng chỉ).
– Nội dung của chứng chỉ mới được ghi đúng như chứng chỉ cũ, có ghi cấp lại lần thứ…
5. Các thông tin liên quan khác:
5.1. Đối tượng cần làm chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng:
Là những cá nhân thực hiện những công việc có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm:
– Xác định và thẩm tra tổng mức đầu tư của dự án xây dựng; phân tích hiệu quả và đánh giá rủi ro của dự án xây dựng;
– Xác định chỉ tiêu xuất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng công trình, giá xây dựng công trình, định mức;
– Xác định và thẩm tra dự toán xây dựng;
– Đo bóc khối lượng công trình;
– Xác định giá gói thầu và giá hợp đồng trong các hoạt động xây dựng;
– Kiểm soát các chi phí xây dựng công trình;
– Lập và thẩm tra hồ sơ quyết toán, thanh toán vốn đầu tư công trình xây dựng, quy đổi vốn đầu tư của công trình xây dựng sau khi công trình đã hoàn thành được nghiệm thu và bàn giao để đưa vào sử dụng
5.2. Các công việc được thực hiện khi có chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá:
Cá nhân đã thi sát hạch chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá xây dựng hạng 1, 2, 3, được cấp chứng chỉ hành nghề sẽ được phép chủ trì thực hiện những công việc về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm:
– Xác định và thẩm tra tổng mức đầu tư của dự án xây dựng; phân tích hiệu quả đầu tư và đánh giá rủi ro của dự án;
– Xác định chỉ tiêu xuất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng công trình, giá xây dựng công trình, định mức;
– Xác định và thẩm tra dự toán xây dựng;
– Đo bóc khối lượng công trình;
– Xác định giá gói thầu và giá hợp đồng trong các hoạt động xây dựng;
– Kiểm soát các chi phí xây dựng công trình;
– Lập và thẩm tra hồ sơ quyết toán, thanh toán vốn đầu tư công trình xây dựng, quy đổi vốn đầu tư của công trình xây dựng sau khi công trình đã hoàn thành được nghiệm thu và bàn giao để đưa vào sử dụng
5.3. Điều kiện làm hành nghề kỹ sư định giá:
Cá nhân sẽ được cấp nếu như đáp ứng được những điều kiện cấp chứng chỉ kỹ sư hành nghề định giá xây dựng sau đây:
– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, đối với công dân nước ngoài cần có giấy phép cư trú tại Việt Nam.
– Có trình độ chuyên môn, có thời gian kinh nghiệm tham gia các công việc phù hợp với nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá.
Đối với các hạng chứng chỉ khác nhau thì điều kiện cần đáp ứng cũng sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
+ Chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá hạng I:
– Cá nhân có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có tối thiểu 07 năm thời gian kinh nghiệm tham gia những công việc phù hợp với nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng;
– Đã tham gia việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng hay là chủ trì lập tổng mức đầu tư của tối thiểu 01 dự án xây dựng nhóm A hay tối thiểu 03 dự án xây dựng nhóm B hoặc đã lập dự toán xây dựng của tối thiểu 02 công trình xây dựng cấp I hoặc tối thiểu 05 công trình xây dựng cấp II;
+ Chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá hạng II:
– Cá nhân có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có tối thiểu 05 năm thời gian kinh nghiệm tham gia những công việc phù hợp với nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng công trình hạng 2;
– Đã tham gia việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng hay là chủ trì lập tổng mức đầu tư của tối thiểu 01 dự án xây dựng nhóm B hay tối thiểu 03 dự án xây dựng nhóm C hoặc đã lập dự toán xây dựng của tối thiểu 01 công trình xây dựng cấp I hoặc tối thiểu 03 công trình xây dựng cấp II hoặc tối thiểu 10 công trình xây dựng cấp III;
+ Chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá hạng III:
– Cá nhân có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có tối thiểu 03 năm thời gian kinh nghiệm đối với người có trình độ từ đại học trở lên hoặc tối thiểu 05 kinh nghiệm đối với người có trình độ cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp tham gia các công việc phù hợp với nội dung xin hành nghề kỹ sư định giá hạng 3;
– Đã tham gia lập tổng mức đầu tư của tối thiểu 01 dự án xây dựng nhóm C hoặc tối thiểu 02 Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng hoặc đã tham gia lập dự toán xây dựng của tối thiểu 02 công trình xây dựng cấp III hoặc tối thiểu 10 công trình xây dựng cấp IV.
Phạm vi hoạt động chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá
– Chứng chỉ hạng I: Được phép chủ trì tư vấn định giá xây dựng tất cả các nhóm dự án cũng như các cấp công trình xây dựng;
– Chứng chỉ hạng II: Được phép chủ trì tư vấn định giá xây dựng những dự án xây dựng từ nhóm B trở xuống và các công trình xây dựng từ cấp I trở xuống;
– Chứng chỉ hạng III: Được phép chủ trì tư vấn định giá xây dựng những dự án xây dựng nhóm C, dự án có yêu cầu phải lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật và những công trình xây dựng từ cấp II trở xuống.