Công đoàn có những quy định không phù hợp, không hợp lý, không đồng bộ với những quy định khác đang hiện hành, đây có thể là quy định nội bộ trong hoạt động của Công đoàn như điều kiện kết nạp thành viên hay quy định triển khai đường lối, chính sách... Vậy mẫu đơn kiến nghị công đoàn được viết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn kiến nghị công đoàn là gì?
Đơn kiến nghị công đoàn là văn bản phản ánh với công đoàn những vướng mắc cụ thể trong thực hiện một quy định nào đó của công đoàn, cũng như sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất của quy định này với những quy định khác đang tồn tại trong hoạt động của công đoàn.
Mẫu đơn kiến nghị công đoàn là mẫu đơn được lập ra bới cá nhân, tổ chức, đoàn viên công đoàn gửi tới công đoàn để phản ánh, kiến nghị.
Mẫu đơn kiến nghị công đoàn là văn bản được cá nhân, tổ chức, đoàn viên công đoàn sử dụng để phản ánh với công đoàn những vướng mắc cụ thể trong thực hiện một quy định nào đó của công đoàn, cũng như sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất của quy định này với những quy định khác đang tồn tại trong hoạt động của công đoàn, từ đó đưa ra đề xuất phương án xử lý phù hợp để giải quyết vướng mắc này.
2. Mẫu đơn kiến nghị công đoàn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
…., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN KIẾN NGHỊ CÔNG ĐOÀN
(V/v: Kiến nghị quy định về ………….)
Kính gửi: – Công đoàn cơ sở………
(Hoặc các Công đoàn cấp trên khác có thẩm quyền, tùy thuộc vào vị trí của bạn trong Công đoàn cũng như quy định của công đoàn mà bạn kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ là quy định nào)
– Căn cứ
– Căn cứ Điều lệ công đoàn Việt Nam năm 2013;
– Căn cứ….;
– Căn cứ thực tiễn thực hiện.
Tên tôi là:……… Sinh ngày…. tháng…… năm……
Giấy CMND/thẻ CCCD số:……… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):………
Địa chỉ thường trú:………
Chỗ ở hiện nay ………
Điện thoại liên hệ: ………
(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:
Công ty:………
Địa chỉ trụ sở chính:………
Giấy CNĐKDN số:………Do Sở Kế hoạch và đầu tư…….. cấp ngày…./……..
Số điện thoại:……… Số Fax:………
Người đại diện theo pháp luật:………
Giấy CMND/thẻ CCCD số:…… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):………
Chức vụ:…………
Địa chỉ thường trú:………
Chỗ ở hiện nay ……….
Điện thoại liên hệ: ……
Căn cứ đại diện:……..)
Là:……. (tư cách của bạn trong việc làm đơn, ví dụ: là đoàn viên của Công đoàn cơ sở……… từ ngày…./…../…… theo……)
Tôi xin trình bày với Công đoàn sự việc như sau:
……
(Bạn trình bày hoàn cảnh, lý do dẫn đến việc bạn làm đơn này, theo đó, bạn trình bày thực tiễn áp dụng quy định mà bạn cho rằng không phù hợp, không hợp lý, không đồng bộ,… với những quy định khác đang hiện hành, đây có thể là quy định nội bộ trong hoạt động của Công đoàn như điều kiện kết nạp thành viên hay quy định triển khai đường lối, chính sách,… mà Nhà nước ban hành,…)
Tôi nhận thấy, quy định về …… tại …… mà Công đoàn…… đưa ra/quy định cho……..(chúng tôi/đoàn viên/… là không hợp lý với thực tiễn hiện nay/không phù hợp với quy định tại điểm…. Khoản…. Điều… Luật/Nghị định/Thông tư……. (bạn có thể là quy định cụ thể trong một văn bản pháp luật nào đó) của Nhà nước.
Vậy nên, tôi làm đơn này để kính đề nghị Công đoàn/… xem xét lại quy định trên và tiến hành:
1./…….
2./……. (Đưa ra đề nghị, phương án giải quyết của bạn, nếu có)
Kính mong Công đoàn xem xét và đáp ứng đề nghị trên của tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới Công đoàn những văn bản, tài liệu chứng cứ chứng minh sau:…… (bạn đưa ra số lượng, tình trạng văn bản mà bạn gửi kèm)
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn kiến nghị công đoàn:
Mẫu đơn kiến nghị công đoàn nêu rõ:
– Công đoàn cơ sở nào
– Thông tin người làm đơn
– Nếu là tổ chức, nêu rõ: thông tin tổ chức, mã số doanh nghiệp, thông tin người đại diện theo pháp luật
– Nội dung kiến nghị: nêu rõ hoàn cảnh, lý do dẫn đến việc bạn thấy quy định mà công đoàn đưa ra không phù hợp, không hợp lý, không đồng bộ,… với những quy định khác đang hiện hành. Căn cứ chứng minh.
4. Các quy định có liên quan:
Thẩm quyền giải quyết
1. Ban chấp hành công đoàn.
2. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp.
3. Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp.
4. Thủ trưởng các đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp trong hệ thống công đoàn.
Nguyên tắc thực hiện
Việc giải quyết và tham gia giải quyết kiến nghị phải được thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam; bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, dân chủ và kịp thời.
5. Các thông tin liên quan khác:
9 kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc chăm lo cho người lao động
Thứ nhất, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Nghị quyết theo hướng ưu tiên giải quyết nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo
Thứ hai, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng đánh giá, xác định và sớm công bố “mức sống tối thiểu” của người lao động và gia đình họ”, tạo cơ sở cho các bên tham gia Hội đồng tiền lương quốc gia thương lượng, đàm phán mức lương tối thiểu vùng hàng năm.
Thứ ba, đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cho triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2025”. Đề án “Xây dựng đời sống văn hoá công nhân tại các khu công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030”.
Thứ tư, đề nghị Chính phủ giao Tổng Liên đoàn nghiên cứu, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền trật tự an toàn giao thông trong công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2020 – 2025”.
Thứ năm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Chính phủ cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng Cục thống kê và các bộ, ngành liên quan kiểm kê toàn bộ cơ sở vật chất các đơn vị kinh tế, sự nghiệp của tổ chức Công đoàn để xây dựng chiến lược kinh doanh, hoạt động có hiệu quả đối với “Đề án quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức Công đoàn phục vụ tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.
Thứ sáu, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét bố trí 1 chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia về an toàn vệ sinh lao động và giao Tổng Liên đoàn chủ trì thực hiện.
Thứ bảy, trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi
Thứ tám, đề nghị Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh căn cứ vào điều kiện hiện có về nhân lực, cơ sở vật chất để phối hợp với ngành BHXH thực hiện triển khai khám chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính cho người bệnh có thẻ BHYT.
Thứ chín, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện một số nội dung đã được Thủ tướng kết luận theo thông báo số 319/TB-VPCP ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ trong việc giải quyết các vướng mắc khó khăn về cơ chế, chính sách trong quá trình triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng thiết chế của Công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”; triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình hạ tầng xã hội tại 50 thiết chế của Công đoàn; tăng thêm nguồn vốn cho các chương trình dự án tài chính vi mô của tổ chức Công đoàn…
Quy định về việc tiếp cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động đến kiến nghị
1- Nơi tiếp cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động: Các cấp công đoàn phải bố trí phòng tiếp, có bảng nội quy tiếp, lịch tiếp cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (sau đây gọi chung là: người đến khiếu nại, tố cáo) các vấn đề liên quan đến Điều lệ, quy định, quyết định của công đoàn và chính sách, pháp luật tại nơi tiếp cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động (sau đây gọi là: nơi tiếp).
2- Thời gian tiếp: Trong các ngày làm việc (áp dụng theo giờ hành chính theo quy định của đơn vị) tại nơi tiếp.
3- Nghiêm cấm người đến khiếu nại, tố cáo mang vũ khí, hung khí, chất gây cháy, nổ, khẩu hiệu hoặc băng rôn vào nơi tiếp; cấm mọi hành vi gây rối an ninh, trật tự tại nơi tiếp; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự tổ chức công đoàn, người thi hành nhiệm vụ hoặc cản trở, gây phiền hà cho người đến khiếu nại, tố cáo.
4- Các trường hợp từ chối tiếp:
– Người đến khiếu nại, tố cáo trong tình trạng không làm chủ được hành vi của mình do sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác; người đã được cơ quan có thẩm quyền xác định mắc bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác dẫn tới mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.
– Người đến khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài.
– Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động, người thi hành công vụ.
– Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác nhằm gây rối, xuyên tạc, nói xấu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Trường hợp cố tình gây mất trật tự nơi tiếp thì cán bộ tiếp lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.