Trong quá trình hoạt động thì Đoàn cần có một ban chấp hành đứng ra để điều hành hoạt động của đoàn thể. nhưng vì một lý do nào đó mà cá nhân không thể tham gia hoạt động trong ban chấp hành và muốn xin rút thì làm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin rút khỏi Ban chấp hành Đoàn là gì?
Mẫu đơn xin rút khỏi Ban chấp hành Đoàn là biểu mẫu được dùng cho các cá nhân công tác tại Ban chấp hành Đoàn có nhu cầu thôi không công tác tại Ban chấp hành vì lý do nào đó mà đoàn viên không thể tiếp tục sinh hoạt tại Ban chấp hành Đoàn và muốn xin ra khỏi ban chấp hành
Mẫu đơn xin rút khỏi Ban chấp hành Đoàn này được các cá nhân đang công tác tại Ban chấp hành viết và được gửi đến Ban chấp hành Đoàn mình đang công tác đề nghị Ban chấp hành chấp thuận cho nguyện vọng xin rút khỏi Ban chấp hành Đoàn.
2. Mẫu đơn xin rút khỏi Ban chấp hành Đoàn chi tiết nhất hiện nay:
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
ĐƠN XIN RÚT KHỎI BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN
…, ngày … tháng … năm …
Căn cứ Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
Căn cứ ….;
Kính gửi: BCH …
Tôi là: … Sinh ngày: …
Giới tính: …. Dân tộc: …
Hiện tôi đang công tác và sinh hoạt tại BCH …
Chức vụ: …
Tôi viết đơn này xin trình bày về việc xin rút khỏi BCH … với lý do như sau:
Từ những căn cứ trên, nay tôi làm đơn này, xin phép BCH … cho tôi rút khỏi danh sách BCH … khóa …
Tôi xin hứa, dù không còn là thành viên BCH … khóa … tôi sẽ luôn chia sẻ và gánh vác cùng các đồng chí, cùng các đồng chí đoàn kết và xây dựng Chi đoàn ngày càng vững mạnh, phát triển.
Kính mong BCH … tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành tốt công tác chuyên môn được phân công.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin rút khỏi Ban chấp hành Đoàn chi tiết nhất hiện nay:
-Phần kính gửi ghi cụ thể tên ban chấp hành Đoàn;
-Phần thông tin cá nhân ghi cụ thể: học và tên, ngày tháng năm sinh, ngày cấp, nơi cấp, Dân tộc, Giới tính, CMND/CCCD số, ngày cấp, nơi cấp,…
4. Một số quy định về Đoàn Thanh niên Cộng sản:
Nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Đoàn:
4.1. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản nguyên tắc đó là:
-Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
-Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra.
-Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
-Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.
4.2. Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp:
-Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
-Cấp huyện và tương đương.
-Cấp tỉnh và tương đương.
-Cấp Trung ương.
Việc thành lập hoặc giải thể một tổ chức Đoàn do Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định.
4.3. Nhiệm vụ của đại hội Đoàn các cấp:
Thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành; quyết định phương hướng nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; bầu Ban Chấp hành mới; góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên (nếu có).
Nhiệm kỳ đại hội là thời gian giữa hai kỳ đại hội:
-Đại hội chi đoàn, Đoàn Trường trung học phổ thông, Đoàn Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Đoàn Trường dạy nghề là một năm một lần.
-Đại hội chi đoàn cơ sở, Đoàn cơ sở trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, Đoàn các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp là 5 năm 2 lần.
-Đại hội Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn; đại hội đại biểu từ cấp huyện trở lên là 5 năm 1 lần.
Ban Thường vụ Trung ương Đoàn được quyết định điều chỉnh thời gian giữa hai kỳ đại hội Đoàn cơ sở Phường khi cần.
Đại hội đại biểu cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó triệu tập. Số lượng đại biểu đại hội cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định. Thành phần đại biểu gồm các uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội, đại biểu do đại hội Đoàn hoặc hội nghị đại biểu cấp dưới bầu lên và đại biểu chỉ định. Đại biểu chỉ định không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu được triệu tập.
Những cán bộ, đoàn viên sau khi được bầu làm đại biểu nếu thôi công tác Đoàn, hoặc chuyển sang công tác, sinh hoạt Đoàn ở địa phương, đơn vị khác không thuộc Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội thì cho rút tên khỏi danh sách đoàn đại biểu.
Việc cho rút tên và bổ sung đại biểu của đoàn đại biểu cấp nào do Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ cấp triệu tập đại hội quyết định.
Đại biểu dự đại hội phải được đại hội biểu quyết công nhận về tư cách đại biểu. Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên mà chưa được quyết định công nhận tiến bộ.
Ban Chấp hành Đoàn các cấp có thể triệu tập hội nghị đại biểu để kiện toàn Ban Chấp hành, thảo luận văn kiện đại hội cấp trên, bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên. Thành phần hội nghị đại biểu gồm các uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập hội nghị và các đại biểu do Ban Chấp hành cấp dưới cử lên, số lượng đại biểu do Ban Chấp hành cấp triệu tập hội nghị quyết định.
Danh sách bầu cử phải được đại hội, hội nghị đại biểu thảo luận và thông qua bằng biểu quyết.
Việc bầu cử của Đoàn được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết. Riêng bầu các thành viên cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín.
Nếu bầu cử không đúng nguyên tắc, thủ tục quy định thì phải tổ chức bầu lại.
-Đại hội, hội nghị đại biểu và các hội nghị của Đoàn chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu được triệu tập thay mặt cho ít nhất hai phần ba số đơn vị trực thuộc tham dự.
-Khi bầu cử hoặc biểu quyết phải có trên một phần hai số người có mặt tán thành thì người được bầu mới trúng cử và nghị quyết mới có giá trị. Trường hợp số người có số phiếu trên một phần hai nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy những người có số phiếu cao hơn. Nếu kết quả bầu cử có nhiều người có số phiếu trên một phần hai và bằng phiếu nhau nhưng nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại trong số người bằng phiếu đó; người trúng cử là người có số phiếu cao hơn, không cần phải trên một phần hai. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu nữa hay không do đại hội hoặc hội nghị quyết định.
-Đại hội, hội nghị của Đoàn bầu Đoàn Chủ tịch hoặc Chủ tọa để điều hành công việc của đại hội, hội nghị. Đoàn Chủ tịch hoặc Chủ tọa có quyền xem xét, kết luận cuối cùng về việc cho rút tên hay không cho rút tên trong danh sách bầu cử hoặc công việc của đại hội, hội nghị.
4.4. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Đoàn các cấp:
-Lãnh đạo công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội.
-Tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội Đoàn cấp mình và chỉ đạo hướng dẫn cấp dưới thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và của Đoàn cấp trên.
-Báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với Ban Chấp hành Đoàn cấp trên, với cấp uỷ Đảng cùng cấp và
-Kiến nghị, đề xuất và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế – xã hội để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành cấp nào do đại hội Đoàn cấp đó quyết định theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Ban Chấp hành do đại hội bầu ra phải được Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định công nhận.
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các cấp khi khuyết thì do Ban Chấp hành cấp đó thảo luận, thống nhất lựa chọn, đề nghị Ban Chấp hành cấp trên xét công nhận bổ sung. Số lượng bổ sung trong cả nhiệm kỳ không quá hai phần ba số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành do đại hội quyết định, trường hợp đặc biệt theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Khi cần thiết, Đoàn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ định tăng thêm một số Uỷ viên Ban Chấp hành cấp dưới theo quy định của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.
-Nếu khuyết Bí thư, Phó Bí thư thì sau khi có ý kiến thống nhất của cấp uỷ cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp hội nghị Ban Chấp hành bầu trong số Uỷ viên
Ban Chấp hành và Đoàn cấp trên trực tiếp chuẩn y. Trường hợp cần thiết, Đoàn cấp trên có quyền chỉ định bổ sung sau khi thống nhất với cấp uỷ cùng cấp.
-Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khi khuyết thì hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn bầu bổ sung nhưng không quá một phần hai số lượng uỷ viên Ban Chấp hành do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định.
Ban Chấp hành Đoàn khóa mới và người được bầu vào các chức danh điều hành công việc ngay sau khi được đại hội, hội nghị bầu và được công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp.
Nhiệm kỳ Ban Chấp hành Đoàn các cấp là thời gian giữa hai kỳ đại hội của từng cấp.
Đối với tổ chức Đoàn mới thành lập, Đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định Ban Chấp hành lâm thời. Không quá sáu tháng kể từ khi có quyết định thành lập phải tổ chức đại hội để bầu Ban Chấp hành chính thức. Nếu kéo dài thời gian lâm thời phải được Đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.