Hồ sơ bệnh án là những giấy tờ có liên quan trong quá trình điều trị bệnh tại bệnh viện. Để rút bệnh án thì người bệnh cần làm đơn xin rút bệnh án gửi đến cơ sở điều trị của mình. Vậy, mẫu đơn xin rút bệnh án được quy định ra sao và có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin rút bệnh án là gì?
Theo quy định của pháp luật hồ sơ bệnh án được hiểu là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế, người bệnh đều được cơ sở y tế lập và cấp hồ sơ bệnh án để phục vụ việc khám và theo dõi trong suốt quá trình chữa bệnh. Bệnh nhân có quyền xin rút hồ sơ bệnh án nếu có các lý do chính đáng. Mẫu đơn xin rút bệnh án được sử dụng rất phổ biến trong thực tế.
Đơn xin rút bệnh án là văn bản được cá nhân sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền (thường là các cơ sở y tế) xem xét cho phép chủ thể này rút lại bệnh án mà người này đã nộp vào cơ sở y tế… trước đó. Mẫu nêu rõ thông tin bệnh viện, bệnh nhân, lý do viết đơn, nôi dung xin rút bệnh án,… Sau khi hoàn thành biên bản người làm đơn cần ký và ghi rõ họ tên thì biên bản mới có giá trị. Người làm đơn cần chịu trách nhiệm về tính chính xác về nội dung của đơn xin rút bệnh án.
2. Mẫu đơn xin rút bệnh án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
……., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN XIN RÚT BỆNH ÁN
Kính gửi: – Bệnh viện………
– Ban Giám đốc bệnh viện………
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền)
– Căn cứ
– Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
– Căn cứ….;
Tên tôi là: ………
Sinh ngày …….tháng ………năm……… Giới tính:……
Giấy CMND/thẻ CCCD số ……… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)………
Địa chỉ thường trú:……
Chỗ ở hiện nay …….
Điện thoại liên hệ: ………
Tôi xin trình bày với Quý bệnh viện sự việc như sau:
Tôi là…….(tư cách làm đơn, ví dụ: bệnh nhân điều trị…… trong Quý bệnh viện từ ngày…./…../…… đến ngày…./…./………..)
Hiện tôi đang là…. (ví dụ: người bị hại trong vụ án hình sự số… đang được…… điều tra/xét xử/… theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự)…
(Bạn trình bày hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn làm đơn xin rút hồ sơ bệnh án, như: có yêu cầu của
Do đó, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý bệnh viện giải quyết những nội dung sau:……
(đưa ra các đề nghị của bạn, như: Đề nghị giao hồ sơ bệnh án cho bạn,…)
Tôi xin hứa sẽ chỉ sử dụng hồ sơ bệnh án vào những mục đích mà tôi đã nêu trên.
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kính mong Quý bệnh viện xem xét và giải quyết đề nghị trên của tôi trong thời gian sớm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tôi xin gửi kèm đơn này những văn bản, tài liệu dưới đây để chứng minh những thông tin mà tôi đã đưa ra là đúng sự thật:
1./………
2./…….. (bạn liệt kê số lượng, tình trạng tài liệu, văn bản mà bạn đã gửi kèm, nếu có)
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin rút bệnh án:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn xin rút bệnh án.
+ Thời gian và địa điểm viết đơn.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận đơn.
+ Căn cứ pháp lý.
+ Thông tin người làm đơn.
+ Trình bày lý do viết đơn.
+ Cam kết của người viết đơn.
+ Văn bản, tài liệu kèm theo.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký, ghi rõ họ tên của người làm đơn.
4. Một số quy định của pháp luật về hồ sơ bệnh án:
4.1. Hồ sơ bệnh án:
Căn cứ theo Khoản 17 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 quy định: Hồ sơ bệnh án là tập hợp dữ liệu, bao gồm thông tin cá nhân, kết quả khám bệnh, kết quả cận lâm sàng, kết quả thăm dò chức năng, quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và những thông tin khác có liên quan trong quá trình chữa bệnh của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo Điều 69 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
1. Người bệnh điều trị nội trú, điều trị ban ngày và điều trị ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được lập, cập nhật hồ sơ bệnh án.
Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý như nhau. Mẫu hồ sơ bệnh án và mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Hồ sơ bệnh án phải được lưu giữ và giữ bí mật theo quy định của pháp luật; trường hợp hồ sơ bệnh án thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Việc khai thác hồ sơ bệnh án đang trong quá trình điều trị được thực hiện như sau:
– Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề, người trực tiếp tham gia điều trị người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đọc nhưng chỉ được sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Người hành nghề của cơ sở khác được đọc, sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Việc khai thác hồ sơ bệnh án đã hoàn thành quá trình điều trị và được chuyển lưu trữ được thực hiện như sau:
– Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế, cơ quan điều tra, viện kiểm sát,
– Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Đại diện cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc, ghi chép hoặc đề nghị cấp bản sao phục vụ nhiệm vụ được giao khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án và được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản;
– Người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản.
5. Các đối tượng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã đề nghị với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4.2. Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh:
Căn cứ theo Điều 10, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 quy định Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh:
1. Được tôn trọng về tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội.
2. Được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.
3. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, ngược đãi, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.