Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật tố tụng dân sự thì việc hòa giải ly hôn được tiến hành theo thủ tục bắt buộc, tuy nhiên trong một số trường hợp đương sự có thể làm đơn yêu cầu Tòa án không tiến hành hòa giải ly hôn, nhằm đẩy nhanh thủ tục tiến hành ly hôn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn là gì, mục đích của mẫu đơn là gì?
- 2 2. Mẫu đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
- 4 4. Những quy định của pháp luật về tiến hành hòa giải ly hôn:
- 4.1 4.1. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được:
- 4.2 4.2. Quy định về Khuyến khích hòa giải ở cơ sở:
- 4.3 4.3. Nguyên tắc tiến hành hòa giải:
- 4.4 4.4. Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải:
- 4.5 4.5. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án:
- 4.6 4.6. Giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí:
1. Mẫu đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn là gì, mục đích của mẫu đơn là gì?
Mẫu đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải là văn bản được lập ra để yêu cầu về việc không tiến hành hòa giải, nội dung đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung yêu cầu…
Mục đích của đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn: khi nguyên đơn cho rằng việc hòa giải không cần thiết hoặc không giúp ích được trong việc hàn gắn cuộc sống hôn nhân, nguyên đơn viết đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn nhằm mục đích mong muốn không tiến hành hòa giải, đẩy nhanh thủ tục ly hôn.
2. Mẫu đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày……tháng……năm ………
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Về việc yêu cầu không hòa giải khi ly hôn)
Kính gửi: Tòa án nhân dân …………
Tôi là:(1) ………
Sinh ngày ………. tháng …….. năm ……
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:…… do ………cấp ngày …………
Hộ khẩu thường trú tại: …
Chỗ ở hiện tại: ………
Tôi là …… trong vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là….…và bị đơn là (2)……
Hiện nay, do ………
nên tôi nhất định phải ly hôn với…
Vì vậy, để hạn chế kéo dài thời gian và giải quyết yêu cầu ly hôn của tôi được nhanh chóng, sớm ngày giải thoát cho chúng tôi, tôi kính mong quý Tòa chấp thuận không tiến hành hòa giải trong quá trình giải quyết ly hôn với chồng/vợ tôi là …… và nhanh chóng giải quyết việc ly hôn của chúng tôi.
Tôi xin cam kết những nội dung đã trình bày trong đơn này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Tòa. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Người viết đơn phải ghi đúng vai trò của mình là nguyên đơn hay bị đơn trong vụ việc, thông tin: họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại;
(2) Ghi thông tin của bị đơn;
4. Những quy định của pháp luật về tiến hành hòa giải ly hôn:
Phát luật khuyến khích các vụ án về ly hôn hòa giải trên các quy định trong
4.1. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được:
Theo Điều 207
– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
– Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
– Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
– Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
4.2. Quy định về Khuyến khích hòa giải ở cơ sở:
Tại Điều 52 Luật hôn nhân và gia đình quy định:
“Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”
Theo đó, khi ly hôn, pháp luật không bắt buộc phải hòa giải cơ sở mà chỉ khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn với nhau.
Tuy nhiên, sau khi nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2015: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Việc hòa giải được coi là việc khuyến khích, không bắt buộc tuy nhiên theo thủ tục thì các bên trong vụ việc ly hôn vẫn phải tiến hành hòa giải theo thủ tục của tố tụng dân sự, do đó, các bên sẽ thực hiện việc nộp đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn trong trường hợp cả hai bên đều không muốn hòa giải.
4.3. Nguyên tắc tiến hành hòa giải:
Theo Điều 205 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, nguyên tắc tiến hành hòa giải như sau:
– Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
– Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
+Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
+ Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
4.4. Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải:
– Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
– Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.
– Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.
4.5. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án:
Theo Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH
– Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hình sự bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
– Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.
– Mức tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm bằng mức án phí hành chính sơ thẩm. Mức tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm bằng mức án phí hành chính phúc thẩm. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hành chính bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
– Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng án phí quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
– Mức tạm ứng lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự.
– Mức tạm ứng lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
4.6. Giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí:
Theo Điều 8 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH
– Giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí được ưu tiên áp dụng theo thứ tự từ điểm a đến điểm đ khoản này như sau:
Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
Giá trên tài liệu gửi kèm hồ sơ giải quyết vụ án;
Giá thị trường tại thời điểm và địa điểm xác định giá tài sản;
Trường hợp không thể căn cứ vào các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này để xác định giá trị tài sản tranh chấp thì Tòa án gửi văn bản đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp có ý kiến về việc xác định giá tài sản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tài chính phải có ý kiến trả lời về việc xác định giá trị tài sản. Hết thời hạn này mà Tòa án không nhận được văn bản trả lời của cơ quan tài chính cùng cấp thì Tòa án ấn định mức tạm ứng án phí.
– Trường hợp một trong các cơ sở quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này đã xác định được giá trị tài sản để tính tiền tạm ứng án phí thì không xem xét đến các cơ sở tiếp theo.