Bội chi ngân sách nhà nước và các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng bội chi ngân sách nhà nước.
Điều 4 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP: “ Bội chi ngân sách nhà nước là bội chi ngân sách Trung ương được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách trung ương và tổng số thu ngân sách trung ương của năm ngân sách. Ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước”.
Nguồn bù đắp bội chi bao gồm vay trong nước, ngòai nước (chậm nhưng không gây lạm phát), không chấp nhận phát hành tiền. Chỉ vay cho đầu tư phát triển nhằm đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai. Không thừa nhận việc bội chi tại địa phương và buộc giải quyết bằng ngân sách trung ương.
Việc giải quyết bội chi NSNN cũng theo quy định của điều này, bao gồm:
“Các khoản vay trong nước từ phát hành trái phiếu CP và các nguồn tài chính khác.
Các khoản CP vay ngoài nước được đưa vào cân đối ngân sách.”
-Các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng bội chi NSNN:
Tăng thu giảm chi:
+ Tăng thu: Tăng thu ngân sách nhà nước bằng biện pháp tích cực khai thác mọi nguồn thu, thay đổi và áp dụng các sắc thuế mới, nâng cao hiệu quả thu, đặc biệt là thuế có thể sẽ bù đắp sự thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, vì tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Giảm chi: Xét cơ cấu chi ngân sách nhà nước gồm 3 phần chủ yếu: chi tích lũy cho đầu tư phát triển, chi cho tiêu dùng kinh tế – văn hóa – xã hội và chi trả nợ trong và ngoài nước. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ NSNN. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cầnthiết.
Giải pháp để có nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước hợp lý là kết hợp tăng thu, giảm chi và các nguồn vay nợ trong và ngoài nước. Về lâu dài muốn cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước thì phải đảm bảo tính hiệu quả hợp lý của các khoản thu.
Vay nợ trong nước: Đây là biện pháp cho phép CP có thể giảm bội chi ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tệ. Vì thế biện pháp này là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.Nhược điểm: việc khắc phục bội chi bằng nợ tuy không gây ra làm phát trước mắt nhưng nó lại có thể làm tăng áp lực làm phát trong tương lai nếu như tỉ lệ nợ trong GDP liên tục tăng. Hơn nữa việc vay từ dân trực tiếp sẽ làm giảm khả năng khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Viện trợ, Vay nợ nước ngoài:
Có thể bù đắp được các khoản bội chi mà lại không gây rasức ép lạm phát cho nền kinh tế. Là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên cũng khiến chi gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu cho chính phủ đồng thời khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài. Ngoài ra có những khoản vay còn đi kèm các điều khoản về chính trị, kinh tế, quân sự khiến cho các nước đi vay phụ thuộc nhiều.
Vay ngân hàng:
Nhu cầu tiền để bù dắp ngân sách trong nước được đáp ứng 1 cách nhanh chóng, không phải trả lãi, cũng không phải ghánh thêm các gánh nặng nợ nần. Tuy nhiên việc in và phát hành thêm tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt cầu tiền, làm cho việc làm phát trở nên không kiểm soát. Biện pháp này rất ít khi được sử dụng.Từ 1992 nước ta đã chấm dứt hoàn toàn việc in tiền để bù đắp bội chi NSNN.
Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Nhà nước sử dụng hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế-xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn môi trường…
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Điều kiện chi phối đến bội chi ngân sách Nhà nước
– Khái niệm pháp luật bội chi ngân sách nhà nước
– Cách thức xử lý bội chi ngân sách nhà nước
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật về thuế trực tuyến miễn phí