Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú? Các thuật ngữ tiếng Anh? Quy trình xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú?
Thầy thuốc Ưu tú là một danh hiệu cao quý được trao cho người thầy thuốc đạt tiêu chuẩn trong hoạt động nghề nghiệp. Họ không chỉ giỏi về chuyên môn, đạt được nhiều thành tích cao mà còn phải đáp ứng các phẩm chất, chuẩn mực khác. Các tiêu chuẩn cụ thể được đánh giá dựa trên quy định pháp luật về quy trình xét tặng danh hiệu. Đây là danh hiệu cao quý được xét tặng ở Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng cấp Bộ, tỉnh cho đến Hội đồng cấp nhà nước. Cho thấy ý nghĩa cũng như các giá trị cao quý của danh hiệu này trong hoạt động quản lý nhà nước.
Căn cứ pháp lý: Nghị định số 41/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”.
Luật sư
Mục lục bài viết
- 1 1. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú:
- 2 2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
- 3 3. Quy trình xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú:
- 3.1 3.1. Quy trình xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở:
- 3.2 3.2. Quy trình xét tặng tại Hội đồng cấp Bộ, tỉnh:
- 3.2.1 Bước 1. Hội đồng cấp Bộ, tỉnh tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng cấp cơ sở.
- 3.2.2 Bước 2. Thường trực Hội đồng cấp Bộ, tỉnh thực hiện các công việc sau:
- 3.2.3 Bước 3. Hội đồng cấp Bộ, tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
- 3.2.4 Bước 4. Hội đồng cấp tỉnh gửi hồ sơ xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân” tới Thường trực tỉnh ủy, thành ủy cho ý kiến, trước khi trình Hội đồng cấp Nhà nước.
- 3.3 3.3. Quy trình xét tặng ở Hội đồng cấp Nhà nước:
1. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú:
Việc phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” được xét tặng cho các thầy thuốc đạt các tiêu chuẩn theo quy định của Điều 10 Nghị định 41/2015/NĐ-CP như sau:
– Tuân thủ pháp luật:
– Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
– Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
– Chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương.
– Có phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp đạt yêu cầu:
– Có phẩm chất đạo đức tốt.
– Tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh.
– Được nhân dân, người bệnh và đồng nghiệp tín nhiệm.
– Có tài năng trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa học kỹ thuật về y tế:
– Thầy thuốc không thuộc đối tượng tại Điểm b Khoản này phải đạt tiêu chuẩn sau:
+ Chủ nhiệm ít nhất 02 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp cơ sở.
+ Hoặc tham gia 02 đề án, đề tài, dự án khoa học và công nghệ, nhiệm vụ môi trường cấp Bộ, tỉnh.
+ Hoặc là thư ký 01 đề án, đề tài, dự án khoa học và công nghệ, nhiệm vụ môi trường cấp Bộ, tỉnh.
+ Hoặc tham gia 01 đề án, đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã được nghiệm thu;
– Thầy thuốc công tác tại các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, phải đạt tiêu chuẩn sau:
+ Chủ nhiệm 01 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp cơ sở.
+ Hoặc chủ nhiệm 02 sáng kiến cải tiến kỹ thuật cơ sở đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả tại cơ sở.
– Có nhiều thành tích xuất sắc:
Thành tích thể hiện trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa học kỹ thuật về y tế, đạt tiêu chuẩn sau:
+ Đã được tặng ít nhất 01 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
+ Hoặc đã được tặng ít nhất 03 Bằng khen cấp Bộ, tỉnh.
+ Hoặc đã được 02 lần tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, tỉnh và 01 Bằng khen cấp Bộ, tỉnh.
+ Hoặc đã được 06 lần được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và ít nhất 02 Bằng khen cấp Bộ, tỉnh.
– Điều kiện về thời gian làm việc thực tế:
+ Có thời gian, trực tiếp làm công tác chuyên môn kỹ thuật trong ngành từ 15 năm trở lên;
+ Đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên. Trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp làm công tác chuyên môn kỹ thuật.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú tiếng Anh là The title of Distinguished Physician.
Tiêu chuẩn và quy trình xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú tiếng Anh là Criteria and process for considering and awarding the title of Excellent Doctor.
3. Quy trình xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú:
Danh hiệu này phải được xét duyệt theo quy trình ở ba cấp. Trước tiên là ở Hội đồng cấp cơ sở. Các cá nhân đủ điều kiện được tập hợp danh sách để thực hiện xét tặng tại Hội đồng cấp Bộ, tỉnh. Cuối cùng là tập hợp danh sách các cá nhân đã được xét tặng danh hiệu để gửi hồ sơ xét tặng tại Hội đồng cấp nhà nước.
Như vậy, các cá nhân có thể nhận được danh hiệu cao quý này ở các cấp xét tặng khác nhau. Ở các cấp xét tặng danh hiệu càng cao, tiêu chuẩn đặt ra càng khắt khe. Qua đó có thể tìm kiếm, chọn lọc các cá nhân thầy thuốc ưu tú nhất của đất nước.
3.1. Quy trình xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở:
Quy trình xét tặng được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định như sau:
Bước 1: Cá nhân thực hiện lập hồ sơ đề nghị xét tặng:
Các cá nhân thấy mình có đủ điều kiện trong tiêu chuẩn đặt ra theo quy định tự tiến hành đề nghị xét tặng danh hiệu.
Cá nhân tự mình hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ xét tặng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này và gửi hồ sơ tới Hội đồng cấp cơ sở (qua Thường trực Hội đồng).
Có thể tiến hành gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Bước 2: Thường trực Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” và Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng;
– Thẩm định về tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ; tiếp nhận, tổng hợp phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức (nếu có) báo cáo người có thẩm quyền xử lý;
– Lập danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng kèm theo bản trích ngang thành tích của từng cá nhân;
– Trình Thủ trưởng đơn vị quyết định việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức để lấy ý kiến của quần chúng về việc ủng hộ, giới thiệu đối với cá nhân đề nghị xét tặng.
+ Việc lấy ý kiến chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có trình độ trung cấp y, dược trở lên trong đơn vị tham gia cuộc họp.
+ Kết quả của việc lấy ý kiến phải được lập thành biên bản.
+ Cá nhân đề nghị xét tặng phải đạt 80% số người ủng hộ trên tổng số người tham gia lấy ý kiến thì được đề nghị xem xét tại Hội đồng cấp cơ sở;
– Tổng hợp, gửi tài liệu đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
Bước 3: Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Hội đồng tiến hành họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú”.
Theo đó: Các cá nhân đạt 90% số phiếu đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Hội đồng cấp trên xem xét;
–
– Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Kết quả: Có danh sách cuối cùng đối với danh hiệu Thầy thuốc ưu tú được xét tặng ở cấp cơ sở.
3.2. Quy trình xét tặng tại Hội đồng cấp Bộ, tỉnh:
Quy trình xét tặng được thực hiện theo quy định tại Điều 16 như sau:
Bước 1. Hội đồng cấp Bộ, tỉnh tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng cấp cơ sở.
Bước 2. Thường trực Hội đồng cấp Bộ, tỉnh thực hiện các công việc sau:
– Tiếp nhận và thẩm định về thành phần và tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ do Hội đồng cấp cơ sở trình;
– Tiếp nhận, xem xét, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết phản ánh kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu;
– Gửi tài liệu quy định tại Điểm e, Điểm g Khoản 2 Điều 18 Nghị định này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
Bước 3. Hội đồng cấp Bộ, tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú”.
Theo đó: Các cá nhân đạt 90% số phiếu đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập thì được đưa vào danh sách trình Hội đồng cấp trên xem xét;
–
– Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Bước 4. Hội đồng cấp tỉnh gửi hồ sơ xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân” tới Thường trực tỉnh ủy, thành ủy cho ý kiến, trước khi trình Hội đồng cấp Nhà nước.
3.3. Quy trình xét tặng ở Hội đồng cấp Nhà nước:
Quy trình xét tặng được thực hiện theo quy định tại Điều 17 như sau:
Bước 1. Hội đồng cấp Nhà nước tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng cấp Bộ, tỉnh.
Bước 2. Thường trực Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện các công việc sau:
– Tiếp nhận và thẩm định về thành phần và tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ do Hội đồng cấp Bộ, tỉnh trình;
– Tiếp nhận, xem xét, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết phản ánh kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu;
– Gửi tài liệu quy định tại Điểm e, Điểm g Khoản 2 Điều 18 Nghị định này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
Bước 3. Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Họp và bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú”.
Theo đó: Các cá nhân đạt 90% số phiếu đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng thì được đưa vào danh sách gửi Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét đệ trình Chủ tịch nước quyết định;
– Thông báo công khai kết quả xét chọn trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế, Báo Sức khỏe và Đời sống trong thời gian 15 ngày làm việc;
– Trường hợp có phản ánh kiến nghị thì Hội đồng có trách nhiệm xem xét, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
– Sau khi hết thời hạn thông báo quy định tại Điểm b Khoản này, Hội đồng cấp Nhà nước hoàn thiện hồ sơ xét tặng trình Bộ trưởng Bộ Y tế. Bộ Y tế gửi Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Chủ tịch nước quyết định.
Kết quả: Có danh sách cuối cùng đối với danh hiệu Thầy thuốc ưu tú được xét tặng ở cấp Nhà nước. Đây là các cá nhân ưu tú nhất, đạt các tiêu chuẩn đặt ra trong quy trình xét tặng ở các cấp. Họ được nhận danh hiệu Thầy thuốc ưu tú trong quá trình xét tặng của Hội đồng cấp nhà nước.