Tạm ngừng kinh doanh là gì? Thủ tục tạm ngừng kinh doanh? Trường hợp không cần nộp hồ sơ khai thuế khi tạm ngừng kinh doanh? Lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh công ty?
Hiện nay, đối với tình hình diễn biến của dịch covid ngày càng phức tạp, đây là một loại dịch bệnh rất nguy hiểm và lây lan rất nhanh. Nó gây ảnh hưởng rất lớn đến nên kinh tế của nhiều quốc gia. Chính vì điều này mà có rất nhiều doanh nghiệp không đủ nguồn vốn đã phải tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp để xoay vòng vốn để còn vực dạy được công ty của mình. Vậy pháp
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật Doanh nghiệp năm 2020.
1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Trước khi đi xâu vào để hai thác các vấn đề về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần tìm hiểu về tạm ngừng kinh doanh được định nghĩa như thế nào. Thuật ngữ “Tạm ngừng kinh doanh” được hiểu theo cách thông thường là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh, việc này được hiểu theo cách khác là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác trong thời gian tạm ngừng. Sau khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp đang thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh phải hoạt động trở lại nếu không thì doanh nghiệp phải làm thủ tục giải thể, chuyển nhượng.
Bên cạnh đó, theo quy định của luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Do đó, pháp luật Doanh nghiệp cũng quy định đối với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh gồm hai trường hợp đó là việc tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của doanh nghiệp và việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của Cơ quan Đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật.
Từ những quy định nêu ở trên có thể đưa ra các điều kiện tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp có quy định trong Luật Doanh nghiệp thì trước khi tạm ngừng kinh doanh phải thông báo cho cơ quan đăng kí kinh doanh và cơ quan quản lý thuế trước ít nhất 15 ngày và thời hạn không quá một năm là thời hạn mà doanh nghiệp được cho phép tạm ngừng kinh doanh, thời gian được gia hạn liên tiếp không quá một năm tiếp theo; Dù cho doanh nghiệp đang thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế còn nợ trước đó của mình với bên cơ quan thuế không những thế mà còn phải tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã kí với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Quy định trong thời gian tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ như trên là rất hợp lý vừa đảm bảo được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo được quyền và lợi ích của khách hàng, người lao động cũng như lợi ích của Nhà nước. Tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc tạm ngừng kinh doanh để trốn tránh các nghĩa vụ phải thực hiện làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba.
2. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh:
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, bao gồm:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh;
– Biên bản họp hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh đối với công ty cổ phần/ TNHH hai thành viên trở lên;
– Quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh;
– Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ:
– Đăng công bố thông tin bất thường: Công ty phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ kể từ khi tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thực hiện trình tự thủ tục và hồ sơ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở KHĐT gửi thông tin sang bên thuế để đối chiếu số thuế còn nợ hoặc không
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Trường hợp này nếu hồ sơ làm sai thì sẽ bị ra thông báo và phải điều chỉnh theo yêu cầu sửa đổi, bổ sung của chuyên viên thuộc Phòng đăng ký kinh doanh, nếu làm đúng sẽ nhận được xác nhận tạm ngừng kinh doanh.
Thủ tục thông báo tạm ngừng đã được rút ngắn đáng kể và đó cũng là nội dung cải cách hành chính được coi là điểm mới tích cực của Luật Doanh nghiệp 2020 so với Luật Doanh nghiệp 2014 trước đây thì khi tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh trước 15 ngày thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày trước ngày tạm ngừng.
Theo như quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì thời gian tạm ngừng kinh doanh công ty là ba đến năm ngày làm việc. Thời gian qua định nêu trên được bắt đầu tính kể từ sau ngày nhận được hồ sơ có đầy đủ chữ ký và đóng dấu của khách hàng. Ngày làm việc là ngày các cơ quan Đăng ký kinh doanh làm việc, trừ thứ 7, chủ nhật. Bên cạnh đó thì theo khoản 1 Điều 6 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Ngoài ra, để quy định rõ hơn về việc gia hạn thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp thì trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp, có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.
Việc thông báo tạm ngừng kinh doanh được thực hiện như sau:
– Đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh:
+ Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Đối với hộ kinh doanh
+ Nơi nộp hồ sơ: Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế (Điều 14
Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh. Việc gửi thông báo cho cơ quan thuế là trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh (không phải của doanh nghiệp).
3. Trường hợp không cần nộp hồ sơ khai thuế khi tạm ngừng kinh doanh:
Theo điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp tạm ngừng không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm. Riêng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động, kinh doanh thì được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán. Đồng thời, trong thời gian này, người nộp thuế cũng không được sử dụng hóa đơn, không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Nếu được chấp thuận sử dụng hóa đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định.
Theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP, người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài cho năm tạm ngừng hoạt động nếu đáp ứng được 02 điều kiện cụ thể: Điều kiện thứ nhất là văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm; thứ hai doanh nghiệp chưa nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh thì sẽ được miễn việc nộp lệ phí môn bài theo như quy định ở trên.
Không ít các doanh nghiệp thắc mắc về việc khi tạm ngừng kinh doanh, công ty có được miễn thuế môn bài hay không? thì theo điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí cho năm tạm ngừng hoạt động nếu đáp ứng được 02 điều kiện như đã nêu ở trên.
4. Lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh công ty:
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác. Ngoài ra thì theo quy định tại Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành
Trên cơ sở quy định tại Thông tư này thì đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định. Không những thế mà cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh.