Báo chí là gì? Các loại báo chí? Báo chí đưa tin, cung cấp thông tin sai sự thật bị xử phạt thế nào? Trách nhiệm khi đăng báo sai sự thật?
Hiện nay, việc người dân cấp nhật thông tin trên rất nhiều các loại hình khác nhau như qua báo viết, các trang mạng xã hội,… Nhưng không phải ở đâu cũng cập nhật những thông tin đúng và chính xác. mọi người dân cứ nghĩa rằng đối với các thông tin của cơ quan thông tấn báo chí thì sẽ có những thông tin chính thống và chính xác không bị xuyên tạc. Nhưng còn tùy vào các cơ quan báo chí khác nhau, mà vẫn có các cơ quan báo chí đưa tin, cung cấp thông tin sai sự thật vì một mục đích nào đó. Nhưng việc Báo chí đưa tin, cung cấp thông tin sai sự thật được pháp luật quy định như thế nào và việc Báo chí đưa tin, cung cấp thông tin sai sự thật thì bị xử phạt ra sao?
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.
Mục lục bài viết
1. Báo chí là gì?
Báo chí dưới góc đô pháp lý được hiểu là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
Hiện nay, Tuy phương tiện truyền tải báo chí thay đổi theo thời gian thì các nghiệp vụ báo chí vẫn không thay đổi và bao gồm: tìm hiểu thông tin, phân tích thông tin và phổ biến thông tin đến độc giả. Mở rộng ra, khái niệm báo chí cũng được sử dụng cho các phương pháp tìm kiếm tin tức, lối viết văn trên báo chí, và các hoạt động (chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp) của báo chí.
Trong xã hội hiện đại thì báo chí là nơi và cũng là người cung cấp thông tin chính và phản hồi ý kiến về các vấn đề của công chúng. Tuy nhiên đối với các hoạt động của báo chí thì không phải lúc nào báo chí cũng thực hiện việc của mình cũng chỉ giới hạn ở tìm kiếm và truyền tải thông tin. Ngoài ra thì truyền thông báo chí có thể mở rộng sang các hình thức khai thác và truyền tải thông tin khác như văn học và điện ảnh. Ở một số quốc gia khác trên thế giới thì, báo chí bị chính phủ kiểm soát và không phải là một cơ quan hoàn toàn độc lập.
Vai trò và vị thế của báo chí theo như quy định của pháp luật thì báo chí cùng với các phương tiện truyền thông đại chúng, đã trải qua những thay đổi sâu sắc trong hai thập kỷ vừa qua với sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số và phổ biến thông tin trên Internet. Điều này đã tạo ra một sự thay đổi trong việc xem báo giấy, vì người dân ngày càng đọc tin tức thông qua điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác, thách thức các tờ báo tìm cách kiếm tiền thông qua các phương tiện kỹ thuật số cũng như phát triển khả năng xuất bản các tin tức có ngữ cảnh. Với truyền thông Mỹ, các tòa soạn đã cắt giảm số nhân viên và bảo hiểm của họ khi thấy các kênh truyền thông truyền thống như truyền hình đã bị giảm lượng khán giả theo dõi. Ví dụ, năm 2007 đến 2012, CNN đã giảm thời gian phát các chương trình thời sự chỉ còn một nửa chiều dài thời gian ban đầu.
Việc thu hẹp tầm ảnh hưởng của báo chí có liên quan đến việc giảm lượng độc giả quy mô lớn. Phần lớn những độc giả được hỏi trong các nghiên cứu gần đây cho thấy họ đã thay đổi phương thức đọc tin tức.Thời đại kỹ thuật số cũng đã mở ra một loại hình mới của báo chí trong đó các công dân bình thường đóng vai trò lớn hơn trong quá trình viết tin tức, với sự xuất hiện của báo chí công dân và việc quảng bá thông tin thông qua mạng Internet. Sử dụng điện thoại thông minh được trang bị máy quay video, bất kỳ người dân nào cũng có thể ghi lại các sự kiện hay tin tức. Các kênh truyền thông tin tức chính thống đã nhanh chóng lợi dụng các kênh thông tin như vậy. Trong khi đó, việc dễ dàng truy cập vào tin tức từ nhiều nguồn thông tin trực tuyến và các phương tiện truyền thông xã hội khác, đã dẫn đến việc độc giả có thể chọn đọc tin tức từ rất nhiều nguồn chính thức và không chính thức, thay vì chỉ đọc báo chí truyền thống của các cơ quan thông tấn
2. Các loại báo chí:
Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng. Có những loại báo chí sau:
Báo viết: Thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất, hình thức thể hiện trên giấy, có hình ảnh minh họa. Ưu điểm: tính phổ cập cao, có nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu. Nhược điểm: thông tin chậm, khả năng tương tác hai chiều (giữa người đọc và người viết) kém. Còn gọi là báo in, báo giấy hay là báo chữ và có nhiều dạng như nhật báo, tạp chí, tuần báo, nguyệt san, tập san,…
Báo nói: Thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối là radio bằng ngôn ngữ. Ra đời thế kỷ 19. Ưu điểm: thông tin nhanh. Nhược điểm: không trình bày được các thông tin bằng hình ảnh (phóng sự ảnh) hoặc các thông tin có hình ảnh minh họa.
Báo truyền hình: Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua thiết bị đầu cuối là máy phát hình (đài truyền hình) và máy thu hình (television). Ưu điểm: thông tin nhanh; khuyết điểm: khả năng tương tác hai chiều chưa cao.
Báo mạng điện tử: Sử dụng giao diện website trên Internet để truyền tải thông tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh (video clip). Ưu điểm: thông tin cập nhật nhanh, tính tương tác hai chiều cao. Khuyết điểm: tính phổ cập còn yếu, có thể bao gồm cả tin giả.
3. Báo chí đưa tin, cung cấp thông tin sai sự thật bị xử phạt thế nào?
4. Trách nhiệm khi đăng báo sai sự thật:
Xin chào Luật sư, xin Luật sư tư vấn giúp tôi việc sau:
Chồng tôi bị Báo S đăng bài đưa thông tin hoàn toàn sai sự thật, bôi nhọ danh dự của chồng tôi. Vậy bây giờ tôi phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của chồng tôi? Xin cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 37
Điều 10 Luật báo chí 2016 quy định những điều không được thông tin trên báo chí trong đó:
“4. Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.”
Điều này khẳng định, khi Báo chí đưa thông tin sai sự thật xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức tức là Báo chí đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật.
Báo chí khi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát sóng lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả. Trong trường hợp có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan báo chí phải đăng, phát sóng kết luận đó.
Đối với sự việc của bạn, khi có căn cứ cho rằng việc đưa thông tin này là sai sự thật, là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì việc đầu tiên cần phải làm đó là gửi đơn khiếu nại đến cơ quan báo chí đã đăng thông tin sai sự thật về chồng bạn, yêu cầu cơ quan báo chí xin lỗi, Cải chính thông tin, Buộc gỡ bỏ xuất bản phẩm điện tử vi phạm các quy định của pháp luật, Bồi thường thiệt hại do tổn thất về danh dự, nhân phẩm (nếu có); …
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính (Điều 9
Trong trường hợp hết thời hạn cơ quan báo chí không trả lời khiếu nại (Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý – Điều 28 Luật Khiếu nại 2011) hoặc trả lời không thỏa đáng, bạn có thể thực hiện một trong hai công việc sau:
1. Tiếp tục khiếu nại đến cơ quan chủ quản của Báo S (thời hạn giải quyết không quá 30 ngày, riêng đối với vùng sâu vùng xa là 45 ngày.
Trường hợp này, nếu vẫn không nhận được câu trả lời hoặc trả lời không thỏa đáng thì bạn làm đơn khởi kiện ra Tòa.
2. Khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi Báo S đặt trụ sở.