Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định về số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã); quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, chế độ đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và cán bộ thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ dân phố ở phường, thị trấn (sau đây gọi chung là thôn và tổ dân phố).
Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
1. Cán bộ chuyên trách cấp xã bao gồm:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Thường trực Đảng ủy cấp xã (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng); Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ xã (nơi chưa thành lập Đảng ủy cấp xã);
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
2. Công chức cấp xã bao gồm:
a) Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);
b) Chỉ huy trưởng quân sự;
c) Văn phòng – Thống kê;
d) Địa chính – Xây dựng;
đ) Tài chính – Kế toán;
e) Tư pháp – Hộ tịch;
g) Văn hóa – Xã hội.
3. Cán bộ không chuyên trách cấp xã bao gồm:
a) Trưởng Ban Tổ chức đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và 01 cán bộ Văn phòng Đảng ủy;
b) Phó Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);
c) Phó Chỉ huy trưởng quân sự;
d) Cán bộ kế hoạch – giao thông – thủy lợi – nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;
đ) Cán bộ lao động – thương binh và xã hội;
e) Cán bộ dân số – gia đình và trẻ em;
g) Thủ quỹ – văn thư – lưu trữ;
h) Cán bộ phụ trách đài truyền thanh;
i) Cán bộ quản lý nhà văn hóa;
k) Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc; Phó các đoàn thể cấp xã: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh;
l) Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
4. Cán bộ không chuyên trách ở thôn và tổ dân phố gồm: Bí thư Chi bộ thôn; trưởng thôn; công an viên ở thôn và Bí thư Chi bộ, tổ trưởng dân phố ở phường, thị trấn.
Điều 3. Số lượng cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã
Số lượng cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 và 2 Điều 2 của Nghị định này được quy định như sau:
1. Đối với xã đồng bằng, phường và thị trấn:
Dưới 10.000 dân được bố trí không quá 19 cán bộ, công chức;
Từ 10.000 dân trở lên, cứ thêm 3.000 dân được bố trí thêm 01 cán bộ, công chức, nhưng tối đa không quá 25 cán bộ, công chức.
2. Đối với xã miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo:
Dưới 1.000 dân được bố trí không quá 17 cán bộ, công chức;
Từ 1.000 dân đến dưới 5.000 dân được bố trí không quá 19 cán bộ, công chức;
Từ 5.000 dân trở lên, cứ thêm 1.500 dân được bố trí thêm 01 cán bộ, công chức, nhưng tối đa không quá 25 cán bộ, công chức.
3. Việc bố trí thêm cán bộ, công chức cấp xã ở mỗi xã tăng theo số dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568