Để được công nhận một tôn giáo mới, các cá nhân là thành viên trong tôn giáo đó phải nộp đơn đề nghị công nhận tôn giáo tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vậy, mẫu đơn đề nghị công nhận tôn giáo được quy định như thế nào và có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị công nhận tôn giáo là gì?
Hiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta đã nhận định tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa. Vấn đề đạo đức tôn giáo đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Để nhận điện đúng vai trò của đạo đức tôn giáo nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp của tôn giáo và hạn chế những tác động tiêu cực của nó đối với việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam hiện nay và để tôn giáo được công nhận thì phải có đơn đề nghị công nhận tôn giáo. Tôn giáo muốn được công nhận thì phải đáp ứng đủ yêu cầu của pháp luật Việt Nam.
Mẫu đơn đề nghị về việc công nhận tôn giáo là mẫu đơn được lập ra để đề nghị về việc công nhận tôn giáo. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung xin được công nhận, thông tin của tổ chức hoạt động tôn giáo… Sau khi hoàn thành biên bản cần có đủ chữ ký và đóng dấu của cơ quan tiếp nhận và đại diện tổ chức tổ chức để biên bản có giá trị trong thực tế và đại diện của tổ chức công giáo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung biên bản.
2. Mẫu đơn đề nghị công nhận tôn giáo:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……….., ngày…. tháng……. năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN TÔN GIÁO
Kính gửi: (1)……….
Căn cứ điều 16 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;
Căn cứ ………
Tên tổ chức (Chữ in hoa) …………
Trụ sở: ……….
Đăng ký hoạt động tôn giáo ngày…… tháng ….. năm …….
Người đứng tên đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo (họ và tên, tuổi, địa chỉ, chức vụ, số điện thoại)
Đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo với nội dung:
– Tên tổ chức đề nghị công nhận ……..
– Số lượng tín đồ: ………..
– Phạm vi hoạt động ………
– Trụ sở chính ………..
– Cam kết của tổ chức về hoạt động tôn giáo khi được công nhận.
Đính kèm đơn gồm: Giáo lý, giáo luật, hiến chương, điều lệ (bằng tiếng Việt); giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo (bản sao có công chứng); bản xác nhận hoạt động tôn giáo ổn định của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của tổ chức.
…, ngày…tháng…năm…
Đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ
CƠ QUAN TIẾP NHẬN
(Ký, đóng dấu)
TM. TỔ CHỨC TÔN GIÁO
(ký, ghi rõ họ tên, chức danh)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị công nhận tôn giáo:
(1) Gửi Ban Tôn giáo Chính phủ đối với tổ chức tôn giáo phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan quản lý về tôn giáo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với tổ chức có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Một số quy định của pháp luật về công nhận tôn giáo:
4.1. Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo:
Theo Điều 21 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định nội dung như sau:
“Tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
2. Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
3. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
4. Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
5. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
6. Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
4.2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo:
Theo Điều 22 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định nội dung như sau:
“1. Tổ chức đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 của Luật này gửi hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức đề nghị công nhận, tên giao dịch quốc tế (nếu có); tên tôn giáo; họ và tên người đại diện tổ chức; số lượng tín đồ, địa bàn hoạt động của tổ chức tại thời điểm đề nghị; cơ cấu tổ chức, trụ sở của tổ chức;
b) Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
c) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;
d) Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
đ) Hiến chương của tổ chức;
e)
g) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
3. Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không công nhận phải nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không công nhận phải nêu rõ lý do.”
Thủ tục đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh:
– Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo đến Sở Nội vụ.
+ Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ
+ Bước 3:
Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ
– Cách thức thực hiện:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Nội vụ; qua đường bưu chính hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.
+ Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ và có giấy hẹn trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);
+ Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
+ Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;
+ Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
+ Hiến chương của tổ chức;
+ Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức;
+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
– Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày Sở Nội vụ nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận tổ chức tôn giáo hoặc văn bản trả lời về việc không công nhận tổ chức tôn giáo.
– Lệ phí (nếu có): Không có.
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):
+ Đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo.
+ Quyết định về việc công nhận tổ chức tôn giáo.
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
+ Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.
+ Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
+ Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
+ Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật tín ngưỡng, tôn giáo ( Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016)
+ Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Thông tư 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.