Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá cũng như thực hiện các biện pháp kỉ luật của tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức và quy trình thanh tra sẽ được thực hiện theo trình tự pháp luật nhất định. Các hoạt động thanh tra thường nhằm mục đích phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ các lợi ích nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản thanh tra công tác của đoàn thanh tra Bộ, Sở là gì?
Mẫu biên bản thanh tra của đoàn thanh tra Bộ, Sở là mẫu biên bản ghi chép lại thông tin, nội dung của công tác thanh tra
Mẫu biên bản thanh tra của đoàn thanh tra Bộ, Sở là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại công tác làm việc thanh tra của đoàn thanh tra Bộ, Sở.
2. Biên bản thanh tra công tác của đoàn thanh tra Bộ, Sở mới nhất:
Nội dung cơ bản của mẫu báo cáo ghi chép kết quả thanh tra của đoàn thanh tra Bộ, Sở như sau:
BỘ (SỞ) GD& ĐT…………..
ĐOÀN THANH TRA
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…., ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN
Thanh tra công tác …….
(Dùng chung cho đoàn thanh tra Bộ và thanh tra Sở)
Vào hồi …. giờ ….. ngày …./…../………. tại ……., Đoàn Thanh tra thành lập theo Quyết định số: ……… /QĐ-…. ngày……/….. /… của……Thanh tra công tác …. kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm … tại …..
I. ĐẠI DIỆN ĐOÀN THANH TRA:
– Ông (bà) ……, chức vụ ….
– Ông (bà) ….., chức vụ …….
II. ĐẠI DIỆN …….
– Ông (bà) ….., chức vụ ….
.- Ông (bà) ……., chức vụ ….
III. NỘI DUNG THANH TRA
…………
Biên bản kết thúc vào hồi …… giờ …. ngày …. /…./ ……..
Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận; biên bản được lập thành …. bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản./.
ĐẠI DIỆN ĐOÀN THANH TRA
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập biên bản thanh tra công tác của đoàn thanh tra Bộ, Sở:
– Tên biên bản: Biên bản thanh tra công tác của đoàn thanh tra Bộ, Sở
– Thời gian bắt đầu lập biên bản
-Thời gian tiến hành lập biên bản
– Thành phần gia đoàn thanh tra: Họ tên, chức vụ
– Nội dung của buổi làm việc
– Thời gian kết thúc biên bản
– Đại diện ký tên
4. Kế hoạch thanh tra công tác của đoàn thanh tra Bộ, Sở:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 15 Luật Thanh tra năm 2022 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ:
Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Tham mưu, xây dựng trình Bộ trưởng ban hành và hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ;
– Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Bộ, hướng dẫn xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ trình Bộ trưởng ban hành;
– Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
– Thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng; thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, trừ lĩnh vực được phân cấp cho Thanh tra Tổng cục, Cục, cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện;
– Thanh tra về nội dung có liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
– Thanh tra vụ việc khác khi được Bộ trưởng giao;
– Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; vụ việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đã có kết luận của Thanh tra sở nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
– Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Bộ, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng;
– Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và quyết định xử lý sau thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ khi cần thiết;
– Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh tra Tổng cục, Cục, cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Thanh tra sở;
– Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 27 Luật Thanh tra năm 2022 quy định Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra sở giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, báo cáo Giám đốc sở xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh;
– Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Thanh tra sở trong kế hoạch thanh tra của tỉnh; thanh tra hành chính đối với đơn vị, cá nhân thuộc sở; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước;
– Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao;
– Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra sở và quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở;
– Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
Căn cứ theo Điều 45 Luật Thanh Tra năm 2022 quy định xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra:
– Việc xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra phải căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của cơ quan thanh tra cấp trên, yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và công tác quản lý thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực và địa phương.
– Kế hoạch thanh tra bao gồm kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ, kế hoạch thanh tra của Bộ và kế hoạch thanh tra của tỉnh.
Kế hoạch thanh tra của Bộ bao gồm các kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục; bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra giữa Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục.
Kế hoạch thanh tra của tỉnh bao gồm các kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở và Thanh tra huyện; bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra giữa Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở và Thanh tra huyện.
– Chậm nhất vào ngày 25 tháng 10 hằng năm, căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Bộ, kế hoạch thanh tra của tỉnh.
Chậm nhất vào ngày 30 tháng 10 hằng năm, căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ hướng dẫn Thanh tra Tổng cục, Cục; Thanh tra tỉnh hướng dẫn Thanh tra sở, Thanh tra huyện xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan mình.
– Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm ban hành kế hoạch thanh tra của cơ quan mình.
– Chậm nhất vào ngày 10 tháng 11 hằng năm, Thanh tra Tổng cục, Cục gửi dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan mình đến Thanh tra Bộ để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ; Thanh tra sở, Thanh tra huyện gửi dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan mình đến Thanh tra tỉnh để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh.
– Chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 hằng năm, Chánh Thanh tra Bộ trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch thanh tra của Bộ; Chánh Thanh tra tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch thanh tra của tỉnh.
Chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 hằng năm, Bộ trưởng có trách nhiệm ban hành kế hoạch thanh tra của Bộ.
Chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành kế hoạch thanh tra của tỉnh.
– Kế hoạch thanh tra quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều này được gửi ngay đến đối tượng thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước và cơ quan, tổ chức có liên quan.