Tảo hôn theo quy định của pháp luật? Mức xử phạt đối với hành vi tảo hôn?
Theo như phong tục tập quán tại Việt Nam thì việc kết hôn là một việc trọng đại của con người, đó là những kết tinh từ tình yêu đôi lứa, là sự đồng ý của hai bên gia đình và được chấp thuận của pháp luật bởi là là sự kiện pháp lý quan trong đánh dấu cuộc hôn nhân. Tuy nhiên việc kết hôn không phải chỉ là sự đồng ý của hai người hoặc hai gia đình mà nó cần rất nhiều điều kiện như độ tuổi kết hôn để không vi phạm vào hành vi cấm của pháp luật. Trước tình hình phát triển của xã hội, phổ cập kiến thức giới tính cũng như tinh thần cho trẻ vị thành niên của gia đình vẫn còn hạn chế nên xảy ra rất nhiều tình trạng như kết hôn trước độ tuổi hợp pháp và bị quy thành tội tảo hôn, áp dụng xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu theo hình sự. Vậy, tảo hôn là gì? Mức xử phạt cho hành vi tổ chức tảo hôn được quy định như thế nào?
1. Tảo hôn theo quy định pháp luật
Theo như luật học thì ta có thể nói: Đối với sự kiện pháp lý trong việc kết hôn đối với chưa đủ tuổi được gọi là tảo hôn thì trong chúng ta sẽ có suy nghĩ rằng tảo hôn là việc kết hôn sớm chỉ xảy ra ở các vùng sâu vùng xa, các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, trên thực tế tảo hôn hiện nay khá phổ biến ở nhiều nơi và xuất phát từ nhận thức pháp luật còn hạn chế của người dân.
Quy định pháp luật về tảo hôn thông qua việc pháp luật đưa ra định nghĩa về tảo hôn. Cụ thể, Khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.”
Tổ chức tảo hôn là hành vi tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn với các biểu hiện cụ thể như sắp đặt, tổ chức các nghi lễ kết hôn theo tập tục truyền thống (dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu…). Chỉ cấu thành tội phạm khi người thực hiện trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
– Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định. Thông thường, người tổ chức tảo hôn là các bậc gia trưởng trong gia đình, dòng họ.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội phải biết rõ một bên hoặc cả hai bên đều chưa đủ tuổi kết hôn nhưng vẫn cố ý tổ chức hôn lễ cho họ.
Theo đó, Điểm a Khoản 1 Điều 8
Vậy trường hợp nam hoặc nữ hoặc cả nam và nữ không đáp ứng được điều kiện đặt ra về độ tuổi tối thiểu để kết hôn trên đây mà lấy vợ, lấy chồng sẽ bị coi là tảo hôn.
Mặc dù việc kết hôn dù là chưa đủ tuổi theo sự tự nguyện của hai bên nam và nữ. Tuy nhiên, việc tảo hôn lại đem đến những hệ lụy lớn không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và cả xã hội trong tương lai. Cụ thể:
– Đối với sức khỏe: Sức khỏe của người tảo hôn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là với trẻ em gái dưới 15 tuổi, khi cơ thể chưa phát triển mà mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao hơn so với phụ nữ trên 20 tuổi. Những đứa trẻ được sinh ra từ những người mẹ chưa đủ 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân hoặc chết hơn so với những đứa trẻ khác.
– Đối với tinh thần: Khi kết hôn sớm, trẻ em không được chơi đùa, nghỉ ngơi và học tập, giải trí tham gia các hoạt động như các bạn bè cùng trang lứa khác.
– Về môi trường giáo dục: Khi tảo hôn, tuổi đời còn ít, phải nghỉ học, không có cơ hội học tập, kiến thức xã hội hạn chế, không được tiếp thu kiến thức hiện đại, tiên tiến vì thế không được phát triển tối đa về nhân cách, tài năng và khả năng trí tuệ.
– Về kinh tế: Việc tảo hôn khiến cho khả năng tìm kiếm việc làm, đóng góp cho kinh tế gia đình thấp dẫn đến tình trạng đói nghèo gia tăng, nhiều trường hợp dẫn đến hạnh phúc gia đình tan vỡ.
– Về xã hội: Tảo hôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội khi chất lượng dân số thấp.
Chính vì thế, việc tảo hôn và hậu quả của tảo hôn là một gánh nặng cho xã hội và cần được loại trừ. Theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình thì tảo hôn là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị áp dụng các mức xử phạt căn cứ theo hành vi và mức độ vio phạm
2. Quy định về mức xử phạt tội tổ chức tảo hôn?
Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định việc tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật (nam đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên). Việc tổ chức kết hôn của bác mặc dù có sự đồng thuận của các bên xong được xem là tổ chức tảo hôn do người nữ chưa đủ 18 tuổi.
Việc tổ chức tảo hôn, tảo hôn sẽ bị xử phạt hành chính và buộc yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật. trường hợp đã bị xử phạt hành chính mà vẫn tiếp tục quan hệ vợ chồng trái pháp luật thì theo Điều 148 Bộ luật hình sự quy định: “Người nào có một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn;
b) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó”.
Tảo hôn không đơn thuần là không đủ điều kiện để kết hôn mà là hành vi bị cấm theo quy định của
“Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.”
Theo khoản 2 thì các hành vi bị xử phạt gồm:
– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
– Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
– Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Như vậy, theo quy hiện hiện hành, hành vi liên quan đến tảo hôn có thể bị xử phạt tối đa lên đến 5.000.000 đồng.
bên cạnh việc xử lý hành chính, đối với một số tường hợp, hành vi này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
“Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.”
Như vậy, quy định pháp luật về tảo hôn nêu rõ hành vi tổ chức tảo hôn khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện sẽ tiến hành lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính, một số trường hợp khi đủ yếu tố cấu thành sẽ truy cứu về trách nhiệm hình sự.
Theo đó, trường hợp gia đình bác đã bị xử phạt hành chính về việc tổ chức tảo hôn, tảo hôn và đã bị yêu cầu chấm dứt quan hệ vợ chồng trái pháp luật mà vẫn tiếp tục chung sống thì có thể bị xử phạt hình sự theo điều 148 nói trên.