Quyền đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập có liên quan đến vụ án mà Tòa án đang giải quyết được quy định như sau:
Quyền đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn
Bị đơn trong vụ án dân sự có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Yêu cầu của bị đơn được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu
“a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập khi yêu cầu phản tố đó là yêu cầu độc lập, không cùng về yêu cầu của mà nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn”.
Quyền phản tố của bị đơn chỉ được thực hiện ở những thời điểm nhất định: “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm” (Khoản 3 Điều 176 Bộ luật tố tụng dân sự).
Quyền quyết định đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập theo quy định pháp luật. Theo đó, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trong các trường hợp:
– Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
– Yêu cầu độc lập của họ liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
– Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn” (Khoản 1 Điều 177 Bộ luật tố tụng dân sự).
>>> Luật sư
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm (Khoản 2 Điều 177 Bộ luật tố tụng dân sự).
Việc Tòa án xem xét, giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhằm giải quyết các tranh chấp dân sự được nhanh chóng, triệt để, tránh được việc Tòa án phải mở phiên tòa riêng để giải quyết yêu cầu đó trong một vụ án khác.